Bài giảng Lịch sử địa phương 5 - Lịch sử Thành phố Bắc Ninh: Tìm hiểu về lễ hội kéo co làng Hữu Chấp (xã Hòa Long)
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Lịch sử địa phương 5 - Lịch sử Thành phố Bắc Ninh: Tìm hiểu về lễ hội kéo co làng Hữu Chấp (xã Hòa Long)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_lich_su_dia_phuong_5_lich_su_thanh_pho_bac_ninh_ti.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử địa phương 5 - Lịch sử Thành phố Bắc Ninh: Tìm hiểu về lễ hội kéo co làng Hữu Chấp (xã Hòa Long)
- Thứ Ba ngày 10 tháng 10 năm 2023 Lịch sử Thành phố Bắc Ninh Tìm hiểu về lễ hội kéo co làng Hữu Chấp (xã Hòa Long)
- Hội Kéo co làng Hữu Chấp diễn ra vào buổi chiều ngày mùng 4 tháng Giêng. Nét độc đáo trong hội thi kéo co làng Hữu Chấp là không thi kéo bằng dây, mà dùng cả thân cây tre làm dây kéo. Tương truyền xưa kia, dân làng Hữu Chấp có nghề kéo gỗ thuê ở các làng bên sông, rất được các phường kéo gỗ ở các nơi tín nhiệm. • Lễ hội kéo co thôn Hữu Chấp là nét đẹp sinh hoạt văn hóa cộng đồng, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Lễ hội kéo co thôn Hữu Chấp là lễ hội đặc sắc với trò chơi Kéo co được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, diễn ra vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch. Trò chơi Kéo co là một nghi thức chính trong lễ hội truyền thống của làng, tồn tại gần 400 năm và được tổ chức trang trọng 2 năm/lần.
- • Bên cạnh phần tế lễ diễn ra trang nghiêm, phần hội được dân làng và du khách háo hức chờ đợi bởi màn thi tài kéo co hấp dẫn giữa các trai tráng trong làng. 70 trai tráng khỏe mạnh chia thành hai đội bên Đông và bên Tây. Phần tế lễ kết thúc, cây dây treo trên trái đình được hạ xuống. Ba hồi trống lệnh vang lên, bốn ông hóa chia làm hai bên phất cờ dẫn hai đội ra chào dân làng. Tất cả đều cởi trần, mặc quần trắng, thắt lưng nhiễu điều, bên đông trên đầu thắt khăn màu đỏ, bên tây thắt khăn màu xanh. Khi cờ hiệu phất đủ ba lượt vòng quanh cây dây, cuộc thi đấu chính thức bắt đầu. Hai đội bên đông, bên tây ra sức kéo cây dây dài bằng tre về phía mình trong tiếng hò reo, cổ vũ vang dội của dân làng và tiếng trống hội thúc liên hồi. Theo tục lệ, hai bên phải kéo tất cả 3 keo, bên nào thắng hai keo thì thắng cuộc. Hai keo đầu, hai đội tự kéo nhưng bất phân thắng bại. Đến keo thứ ba thì dân làng hai bên ùa hết cả vào kéo giúp bên đông vì theo quan niệm nếu bên đông thắng cuộc thì cả năm lúa chiêm sẽ được mùa. Kết thúc 3 hiệp thi đấu, cả bên thắng, bên thua lẫn khán giả theo dõi đều reo mừng sảng khoái. Đó cũng là lúc phần hội chính thức bắt đầu với những trò chơi dân gian như đánh đu, chọi gà, đập niêu đất, đánh cờ người và những câu ca Quan họ dìu dặt ngọt ngào của các liền anh liền chị làng Hữu Chấp và các làng Quan họ trong vùng như: Viêm Xá, Thanh Sơn, Cổ Mễ, Đẩu Hàn Không khí rộn ràng đến tận tối khuya, ai nấy đều hồ hởi phấn khởi hướng về một năm mưa thuận gió hòa, làm ăn thuận lợi, việc cấy cày được bội thu, như ý. Ông Trần Văn Trình, Trưởng thôn Hữu Chấp phấn khởi: “Sau khi trò chơi Kéo co thôn Hữu Chấp được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, lễ hội kéo co của chúng tôi được nhiều người biết đến nên năm nay du khách thập phương về dự hội đông hơn hẳn những năm trước. Ban tổ chức đã bố trí lực lượng bảo đảm an ninh trật tự và thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở không để xảy ra các hiện tượng mê tín dị đoan, cờ bạc trá hình trái với thuần phong mỹ tục tại lễ hội”.
- • Ngày 11-2, tại thôn Hữu Chấp, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Chính quyền và nhân dân xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh đã tổ chức lễ đón nhận Bằng di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia lễ hội Kéo co thôn Hữu Chấp và khai hội Kéo co truyền thống.
- • Khác với trò chơi kéo co ở các địa phương khác, kéo co làng Hữu Chấp sử dụng thân cây tre làm dây kéo. Việc lựa chọn tre được người dân nơi đây tiến hành hết sức cẩn trọng tỷ mỉ. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, Ban tổ chức lễ hội đã cử người đi chọn 2 cây tre thẳng, không già quá, không non quá, không bị cộc ngọn, không bị sâu, tổng số đốt của 2 cây tre phải là số lẻ. Tre cũng phải lựa chọn ở nhà không có tang bụi.
- • Với những giá trị truyền thống về văn hóa cũng như lịch sử lễ hội Kéo co làng Hữu Chấp đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào 12-2014. Đồng thời góp phần đưa Nghi lễ, trò chơi Kéo co ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12-2015.
- • Ghi nhớ • Lễ hội kéo co làng Hữu Chấp được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng giêng hàng năm. • Kéo co là trò chơi truyền thống đặc sắc nhất của lễ hội • Tháng 12 năm 2014,kéo co làng Hữu Chấp được Bộ Văn hóa,Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
- • Củng cố • Em hãy cho biết trong lễ hội diễn ra hoạt động đặc sắc gì? • Bằng hiểu biết của mình, em hãy cho biết kéo co làng Hữu Chấp khác với kéo co các em vẫn thường chơi ở điểm nào?