Bài giảng Tiếng Việt 5 (Cánh diều) - Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

pptx 30 trang Vũ Hồng 04/01/2025 1730
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 5 (Cánh diều) - Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_tieng_viet_5_canh_dieu_tap_lam_van_luyen_tap_ta_ng.pptx

Nội dung tài liệu: Bài giảng Tiếng Việt 5 (Cánh diều) - Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình)

  1. MÔN : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) TRANG 130 Giáo viên : Tạ Thị Thanh Hương
  2. YÊU CẦU THAM GIA TIẾT HỌC Chuẩn bị đầy đủ sách Thực hành Tiếng Việt, Tập trung yêu cầu của vở và đồ lắng nghe. giáo viên. dùng học tập.
  3. Nêu cấu tạo của bài văn tả người.
  4. Bài văn tả người thường có 3 phần: 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: Đặc điểm nổi bật về tầm vóc a) Tả ngoại hình Cách ăn mặc Khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm rang, Lời nói b) Tả tính tình, hoạt động Cử chỉ Thói quen Cách cư xử với người khác 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
  5. MÔN : TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (TẢ NGOẠI HÌNH) TRANG 130
  6. Mục tiêu Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân vật và quan hệ giữa ngoại hình với tính cách nhân vật trong bài văn. Lập dàn ý cho bài văn tả người mà em thường gặp.
  7. 01 KHÁM PHÁ
  8. Bài 1: Chọn làm một trong hai bài tập sau: a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác-xim Go-rơ-ki vừa học tuần trước và trả lời câu hỏi: - Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? + Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu. + Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào? - Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà? b) Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?
  9. Bà tôi Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ. Theo MÁC-XIM GO-RƠ-KI
  10. - Mác-xim Go-rơ-ki được xem là nhà văn kiệt xuất của nền văn học nước Nga vào thế kỉ XX. - Đoạn trích Bà tôi được trích trong CHƯƠNG I tác phẩm “Thời thơ ấu”.
  11. Bài 1: Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược Tả mái tóc thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày. của bà
  12. Bài 2: Nối câu văn ở cột A tương ứng với ý nghĩa của nó ở cột B: A B Câu 1: Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ. Câu 2: Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc. Câu 3: Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách Tả độ dày của mái tóc qua cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ bà chải, từng động tác một. vào mớ tóc dày. Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, chi tiết sau Các chi tiết miêu tả có quan hệ với nhau như thế nào? làm rõ chi tiết trước.
  13. Bài 3: Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông. Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, Tả giọng nói, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền nụ cười, đôi khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm mắt, khuôn áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm mặt của bà. đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.
  14. Em học được điều gì từ cách miêu tả ngoại hình của tác giả? Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau: - Làm hiện rõ ngoại hình của bà. - Thể hiện tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,
  15. Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng?
  16. Chú bé vùng biển Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ. Theo Trần Vân
  17. *Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng (con cá vược, có tài bơi lội), trong thời điểm được miêu tả đang làm gì. * Câu 2: Tả chiều cao của Thắng - hơn hẳn bạn một cái đầu. * Câu 3: Tả nước da của Thắng - rám đỏ * Câu 4: Tả thân hình của Thắng (rắn chắc, nở nang, ) * Câu 5: Tả cặp mắt to và sáng. Đặc điểm về * Câu 6: Tả cái miệng tươi, hay cười. ngoại hình * Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh. của Thắng.
  18. Những đặc điểm miêu tả ngoại hình cho em biết điều gì về tính tình của bạn Thắng? Thắng là một đứa trẻ lớn lên ở vùng biển, bơi lội rất giỏi, có sức khỏe dẻo dai. Tính tình của Thắng: thông minh, bướng bỉnh .
  19. Khi tả ngoại hình nhân vật cần lưu ý điều gì ? ✓ Chọn lọc các đặc điểm ngoại hình đặc trưng. ✓ Các chi tiết miêu tả ngoại hình liên kết chặt chẽ, bổ sung cho nhau và góp phần thể hiện tính cách của người đó.
  20. 02 LUYỆN TẬP
  21. Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (người hàng xóm, thầy cô, .)
  22. Bài văn tả người thường có 3 phần : 1. Mở bài: Giới thiệu người định tả. 2. Thân bài: Đặc điểm nổi bật về tầm vóc a) Tả ngoại hình Cách ăn mặc Khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng, Lời nói b) Tả tính tình, hoạt động Cử chỉ Thói quen Cách cư xử với người khác 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.
  23. GỢI Ý Tả hình dáng Tả tính tình, hoạt động - Người đó khoảng bao nhiêu - Người đó không thích những tuổi? việc gì? - Hình dáng của người đó có gì nổi - Người đó cư xử, nói năng với bật (khuôn mặt, cặp mắt, nước da, mọi người, với em thế nào? tay, chân) ? - Em nghĩ gì về tính tình người - Vóc dáng của người đó thế nào? đó? (cao, thấp, to con, nhỏ nhắn, mảnh • Chú ý chọn những chi tiết, đặc mai, ) điểm tiêu biểu, ấn tượng về hình - Gương mặt, mái tóc, mũi, trán có dáng và tính tình của người định điểm gì ấn tượng với em? tả để đưa vào dàn ý. - Cách ăn mặc thế nào?
  24. Tả cô giáo 1/ Mở bài: Giới thiệu về cô giáo. 2/ Thân bài: a. Tả ngoại hình: - Năm nay, cô đã ngoài 30 tuổi. - Cô có dáng người thon thả, không mập cũng không gầy. - Mái tóc cô được uốn gọn gàng ôm lấy gương mặt đầy đặn. - Đôi mắt cô đen láy, long lanh, dịu hiền khó tả. - Làn môi hồng, mỏng manh. Cô cười rất tươi, giòn giã. Mỗi khi cười, cô luôn để lộ hàm răng trắng đều như hạt bắp. - Bàn tay cô mịn màng, trắng hồng luôn xoa đầu em mỗi khi em ngoan. - Mỗi khi đến lớp, cô thường mặc chiếc áo dài với màu sắc tươi sáng, rất phù hợp với thân hình và làn da trắng hồng của cô.
  25. b. Tả tính tình, hoạt động : - Cô rất quan tâm và luôn yêu thương học sinh. - Cô luôn hòa nhã, hiền từ dễ mến đối với mọi người. Dù bận rộn trong công việc nhưng cô vẫn luôn quan tâm, hỏi han, giúp đỡ những người xung quanh. - Khi giảng bài, cô rất nghiêm khắc, bạn nào không chú ý theo dõi, cô nhắc nhở ngay và luôn tuyên dương những bạn cố gắng trong học tập. - Những khi rảnh rỗi, cô thường kể chuyện cho chúng em nghe. - Ngoài việc dạy dỗ chúng em, cô còn quan tâm tìm hiểu gia đình các bạn nghèo, tạo điều kiện giúp đỡ các bạn. - Cô thật là người giáo viên tận tâm với nghề. 3/ Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của mình với cô.
  26. 03 Suy ngẫm
  27. Lưu ý để viết bài văn tả người hay: - Kết hợp yếu tố “ kể ” – kể về kỉ niệm với nhân vật. - Chọn lọc chi tiết khi miêu tả. - Mở rộng vốn từ miêu tả.
  28. Sau bài học này, em đã: Nêu được những chi tiết tả ngoại hình nhân Lập dàn ý một bài văn vật và quan hệ giữa tả người thường gặp. ngoại hình với tính cách nhân vật trong Tiêu chí dàn ý: bài văn. - Đúng bố cục. - Đặc điểm nổi bật. - Nội dung chi tiết, sinh động. - Liên kết câu chặt chẽ. - Câu văn mạch lạc, - Thể hiện tính cách sắp xếp ý hợp lí. người được tả.
  29. DẶN DÒ : - Các em xem lại bài. - Hoàn thành dàn ý Tả người mà em thường gặp. - Chuẩn bị bài: Luyện tập tả người (tả ngoại hình) trang 132.
  30. CHÚC CÁC EM CHĂM NGOAN!