Bài giảng Tiếng Việt 5 - Luyện từ và câu: Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối - Ngô Thị Khánh Hòa
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tiếng Việt 5 - Luyện từ và câu: Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối - Ngô Thị Khánh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_tieng_viet_5_luyen_tu_va_cau_lien_ket_cau_trong_ba.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Tiếng Việt 5 - Luyện từ và câu: Liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối - Ngô Thị Khánh Hòa
- Giáo viên: Ngô Thị Khánh Hòa Trường Tiểu học thị trấn Chờ số 2 – Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh
- KHỞI ĐỘNG 1. Hai câu: “Lê – na mang hoa về nhà. Nó trân trọng giữ hoa ở phía trước và nó cảm thấy dường như những cánh hoa này có những tia nắng mặt trời”. Liên kết với nhau bằng cách nào? A. Lặp từ ngữ B. Thay thế từ ngữ C. Cả lặp từ ngữ và thay thế từ ngữ. 42513
- KHỞI ĐỘNG 2. “Lê – na mang hoa về nhà. Nó trân trọng giữ hoa ở phía trước và nó cảm thấy dường như những cánh hoa này có những tia nắng mặt trời”. Các dấu hiệu để liên kết trong hai câu trên là? A. Lặp từ “hoa”; từ “nó” thay thế từ “hoa” B. Lặp từ “hoa”; từ “nó” thay cho Lê – na C. Lặp từ “nó”; từ này thay thế từ hoa 42513
- KHỞI ĐỘNG 3. Phép liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ có tác dụng gì? A. Tạo mối liên hệ giữa các câu và tránh lặp từ nhiều lần. B. Nhấn mạnh sự vật, sự việc trong đoạn văn C. Cả A và B 42513
- Liên kết câu trong bài Liên kết các câu Liên kết các câu Liên kết các câu bằng cách lặp từ bằng cách thay thế từ bằng từ ngữ nối ngữ ngữ
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG TỪ NGỮ NỐI (Sách Giáo khoa Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 42, 43 Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt 5 – Tập 2 – Trang 46, 47 )
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU I. Mục tiêu: - Hiểu được cách liên kết câu bằng từ ngữ nối và tác dụng của nó. - Tìm được các từ ngữ có tác dụng để liên kết trong bài. - Biết sử dụng từ ngữ nối phù hợp với văn cảnh để liên kết. II. Cấu trúc: I. Khám phá II. Thực hành III. Vận dụng
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI I – KHÁM PHÁ Bài 1. Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ? 1) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai (2) cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc. Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Theo Phạm Hổ
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Bài 1. Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ? 1) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.(2) Vì vậy, ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng. Theo Phạm Hổ Từ hoặc : Có tác dụng nối cụm từ một em bé với một chú mèo. Cụm từ Vì vậy: Có tác dụng nối câu 2 với câu 1.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Bài 1. Mỗi từ ngữ được in đậm dưới đây có tác dụng gì ? 1) Miêu tả một em bé hoặc một chú mèo, một cái cây, một dòng sông mà ai cũng miêu tả giống nhau thì không ai thích đọc.(2) Ngay trong quan sát để miêu tả, người viết phải tìm ra cái mới, cái riêng.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Ví dụ: Chú Gà Trống Rừng có tiếng gáy rất hay nên ai cũng thích nghe. Nhưng lão Hổ Vằn lại không thích nghe tiếng gáy đó một chút nào.
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Bài 2. Tìm thêm những từ ngữ mà em biết có tác dụng giống như cụm từ Vì vậy ở đoạn văn trên. Một số từ ngữ có tác dụng nối giống như cụm từ vì vậy ở đoạn trích như: tuy nhiên, mặc dù, nhưng, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, vậy thì, thế thì, vì thế, rồi, trái lại, đồng thời,
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Để thể hiện mối liên hệ về nội dung giữa các câu trong bài , ta có thể liên kết các câu bằng: từ có tác dụng nối như: tuy nhiên, quan hệ từ như: tuy, nhưng mặc dù, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, vậy thì, thế thì, vì thế, rồi, trái lại, đồng thời,
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI GHI NHỚ: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như : nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, trái lại, đồng thời,
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI II – THỰC HÀNH
- Đền Ngọc Sơn
- Đền Hoa gạo
- Cầu Thê Húc
- Cây vông
- Hoa phượng
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Bài 1: Đọc bài văn Qua những mùa hoa. Gạch dưới các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.
- Qua những mùa hoa (1) Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. (2) Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. (3) Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. (4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. (5) Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. (6) Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. (7) Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư. (8) Đến tháng năm thì những cây phượng đốm lửa ấy, chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến . (9) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. (10) Hoa phượng màu hồng pha da camchuws không đỏ gắt như vông như gạo. (11) Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. (12) Sang đến anh hoa muống thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh . (13) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. (14) Mãi đến năm nay,khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu . 15) Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muống đã kéo quân qua bầu trời hà Nội, cây sấu trước cửa nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. (16) Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè
- Qua những mùa hoa 1) Trên con đường(2) từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu Từ nhưng nối câu 3 với câu 2. (3) tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. (4) Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông Từ Vì thế nối câu 4 với câu 3, nối hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc (5) đoạn 2 với đoạn 1. Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh Từ rồi nối câu 5 với câu 4. bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. (6) Từ Nhưng nối câu 6 với câu 5, nối Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại (7) “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. đoạn 3 với đoạn 2. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt Từ rồi nối câu 7 với câu 6. suốt cả tháng tư.
- Qua những mùa hoa (8) Đến tháng năm thì những cây phượng đốm lửa ấy, chạy tiếp Từ đến nối câu 8 với câu 7; nối sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến . đoạn 4 với đoạn 3. (9) Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi (10) Từ đến nối câu 11 với câu 10, độ chói chang của mình. Hoa phượng màu(11) hồng pha da camchuws không đỏ gắt như vông(12) như gạo. Đến cái anh bằng Từ Sang đến nối câu 12 với câu 11. lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muống thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh . Từ Nhưng nối câu 13 với câu 12, (13) Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như nối đoạn 6 với đoạn 5. muốn phô hết ra ngoài.(14) Mãi đến năm nay,khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm Từ Mãi đến nối câu 14 với câu 13. hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu . (15) Từ Đến khi nối câu 15 với câu 14, Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muống đã kéo quân qua bầu trời hà Nội, cây sấu trước cửa nối đoạn 7 với đoạn 6. nhà tôi mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. (16) Rồi sau đó, quả Từ rồi nối câu 16 với câu 15. chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Bài 2: Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng: - Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không? - Bố viết được. - Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con. - ? ! MINH CHÂU sưu tầm
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Câu văn sẽ là: - Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối - Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được được không? không? - Bố viết được. - Bố viết được. - Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ - Vậy ( vậy thì, nếu vậy thì, thế thì ) bố liên lạc cho con. hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con. - ? ! - ? ! Cách chữa: Thay từ Nhưng bằng vậy, vậy thì, thế thì, nếu thế thì, nếu vậy thì
- Điền vào chỗ trống từ ngữ thích hợp để các câu trong mỗi đoạn được liên kết với nhau.
- a) Trong mưa phùn gió bấc, những cây lê không hề lụi tàn ,Trái lại nó vẫn tự tin khoe những bông hoa trắng muốt mỏng manh đẹp đến nao lòng. Hết giờ! 10123456789
- b) Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng , lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn trướcThậm , chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tam giết nốt một số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng ,Tuy nhiên đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Hết giờ! 101213141511123456789
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI Để thể hiện mối liên hệ về nội dung giữa các câu trong bài , ta có thể liên kết các câu bằng: từ có tác dụng nối như: tuy nhiên, quan hệ từ như: tuy, nhưng mặc dù, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, mặt khác, vậy thì, thế thì, vì thế, rồi, trái lại, đồng thời,
- LUYỆN TỪ VÀ CÂU LIÊN KẾT CÁC CÂU BẰNG TỪ NGỮ NỐI III – VẬN DỤNG - Viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết câu trong bài bằng từ ngữ nối. - Tìm các từ ngữ có tác dụng nối câu, đoạn văn trong các bài văn, câu chuyện em đã đọc, đã nghe.
- DẶN DÒ - Học thuộc ghi nhớ - Làm bài tập 1 ( các đoạn còn lại ) - Xem trước bài Ôn tập, Sách giáo khoa trang 100.
- CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!