Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ loại trong phân môn Luyện từ và câu

docx 28 trang Vũ Hồng 27/12/2024 500
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ loại trong phân môn Luyện từ và câu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_p.docx

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 phân biệt từ loại trong phân môn Luyện từ và câu

  1. 1 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BẮC NINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HÒA LONG ===o0o=== MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 PHÂN BIỆT TỪ LOẠI Họ và tên: Nguyễn Thị Minh Hậu Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường tiểu học Hòa Long Bắc Ninh, tháng 12 – năm 2021
  2. 2 MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: Đặt vấn đề 4 Phần II: Nội dung 1: Thực trạng của vấn đề 5 2: Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ loại 6 a.Biện pháp 1: Nắm vững về các từ loại ; Phân biệt từ loại 7 -. Nắm vững các từ loại trong Tiếng việt. 7 - Phân biệt các từ loại dễ lẫn. 13 b.Biện pháp 2: Thực hành Các dạng bài tập về từ loại * Dạng BT khắc sâu khái niệm từ loại 14 * Dạng bài tập xác định từ loại 15 * Dạng BT xác định từ loại trong trường hợp chuyển hóa. 17 * Dạng BT xác định đại từ, phân biệt đại từ 19 * Dạng bài tập phân biệt các loại quan hệ từ 21 c. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại 22 3. Kết quả đạt được 25 4. Kết luận 26 5. Kiến nghị , đề xuất 26
  3. 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ Viết tắt Luyện từ và câu LT&C giáo viên Gv học sinh Hs danh từ DT động từ ĐT tính từ TT quan hệ từ Qht
  4. 4 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Vì vậy, Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn là bước đệm để hình thành nhân cách của một con người. Môn Tiếng Việt ở tiểu học chia thành các phân môn . Các phân môn có tác dụng hỗ trợ cho nhau nhằm giáo dục toàn diện học sinh. Trong đó phải kể đến phân môn LT&C, một phân môn chiếm thời lượng khá lớn trong môn Tiếng việt ở tiểu học. Nó tách thành một phân môn độc lập, có vị trí ngang bằng với phân môn Tập đọc, Tập làm văn song song tồn tại với các môn học khác. Với lớp 5, phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức về từ và câu, làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của các em. Muốn vậy thì phải hiểu được từ là đơn vị trung tâm, cơ bản của ngôn ngữ. Từ là một loại vật liệu đặc biệt mà thiếu nó thì không có sự tồn tại của ngôn ngữ. Trong các đơn vị ngôn ngữ, từ là đơn vị đảm nhận nhiều chức năng, là đơn vị hiển nhiên có sẵn, có tính độc lập cao.Vai trò của từ trong hệ thống ngôn ngữ quy định tầm quan trọng trong việc dạy từ ngữ ở Tiểu học. Không có vốn từ đầy đủ thì không thể nắm ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp. Vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng từ ngữ cho học sinh là việc làm vô cùng quan trọng. Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 5, nhận rõ vai trò của việc nắm vững về từ loại trong Tiếng việt nên tôi nghiên cứu và báo cáo Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ loại trong phân môn Luyện từ và câu nhằm mục đích: - Giúp học sinh phân biệt được các từ loại: khái niệm, tác dụng, hình thức của các từ loại trong Tiếng việt. - Giúp học sinh biết xác định các từ loại trong từng văn cảnh. - Giúp học sinh viết được các đoạn văn, bài văn có có sử dụng các từ loại thích hợp. - Giúp học sinh yêu thích Tiếng việt, yêu thích các từ loại trong Tiếng việt.
  5. 5 PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc tiểu học. Thông qua môn Tiếng Việt, các con sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm. Ngoài ra, Tiếng Việt ở bậc tiểu học còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Những kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân. Trong môn Tiếng việt, phân môn Luyện từ và câu ( LT&C ) có nhiệm vụ góp phần cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. Mục tiêu của phân môn LT&C là rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho HS tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kỹ năng sử dụng từ chính xác, tinh tế để đặt câu, rèn luyện kỹ năng tạo lập câu và sử dụng câu phù hợp. Việc nắm vững về từ và câu trong phân môn LT&C là vô cùng quan trọng và cần thiết Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy việc nắm khái niệm các từ loại như danh từ, động từ, tính từ, quan hệ từ, đại từ , phân biệt ranh giới giữa các từ loại này là khó đối với một số em. Các em thường xác định nhầm khi các từ loại được dùng với vai trò khác nhau trong các văn cảnh khác nhau * Nguyên nhân của thực trạng này: a. Về phía giáo viên: - Một số giáo viên khi dạy tiết LT&C còn dạy theo phương pháp cũ: Dạy như một tiết luyện tập, chỉ chú tâm vào làm bài tập, dẫn đến tiết học trở nên cứng nhắc, khô khan, học sinh không hứng thú khi tiếp thu bài. - Một số giáo viên dạy tiết LT&C chỉ trung thành với sách giáo khoa, không có hình ảnh minh chứng, ví dụ cụ thể làm cho nội dung chuyển tải không sâu, học sinh nắm kiến thức không chắc.
  6. 6 - Một số giáo viên nắm kiến thức cũng chưa vững, vốn từ chưa phong phú, bản thân chưa phân biệt được sự chuyển hóa của một số từ loại nên việc mở rộng kiến thức cho học sinh còn hạn chế. b.Về phía học sinh: - Một số học sinh không có hứng thú học phân môn LT&C, các em học với suy nghĩ đây là một tiết giải bài tập về câu và từ. - Vẫn còn học sinh không biết thế nào là từ loại, từ loại gồm những loại từ nào. - Nhiều học sinh không nắm rõ được , không phân biệt được thế nào là danh từ, động từ, tính từ - Đặc biệt , khi có sự chuyển hóa từ theo văn cảnh, hầu như học sinh đều không nhận ra các từ loại đó. Từ thực trạng và nguyên nhân trên mà tôi xin báo cáo “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ loại” . 2. Các biện pháp giúp học sinh lớp 5 phân biệt từ loại Biện Nắm vững kiến thức về từ loại; pháp1 phân biệt các từ loại Biện Thực hành các dạng bài tập pháp2 về từ loại Biện Tổ chức các trò chơi để củng cố pháp3 kiến thức về từ loại
  7. 7 a. Biện pháp 1: Nắm vững kiến thức về các từ loại; Phân biệt từ loại: a1.Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững khái niệm các từ loại; Học sinh nắm được cách phân biệt từ loại ở trong các trong các trường hợp từ loại chuyển hóa. a.2. Cách tiến hành: * Nắm vững các từ loại trong Tiếng Việt: DT riêng Danh từ DT chung ĐT chỉ hoạt động Động từ ĐT chỉ trạng thái Các từ loại Chỉ màu sắc cơ bản của Tính từ Tiếng Chỉ hình dáng, tính chất Việt Đại từ xưng hô Đại từ Đại từ thay thế Quan hệ từ ( đơn ) Quan hệ từ Cặp quan hệ từ
  8. 8 Danh từ: - Khái niệm: Danh từ: là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ) Ví dụ: +Chỉ người: Ông, bà, bố, me, thầy giáo , cô giáo, học sinh + Chỉ vật: Nhà, bàn, ghế, cây, sách, vở, sông + Chỉ hiện tượng: Gió, bão, nắng, mưa + Chỉ đơn vị: mớ, bó, - Các loại Danh từ: Danh từ chung: là tên gọi chung của một loại sự vật. Danh từ riêng: là tên gọi riêng của một loại sự vật. VD: Bắc Ninh, Trường Sơn, Hà Nội,. - Vai trò của Danh từ trong câu: - DT ( cụm DT) thường đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ VD: Cô giáo rất hiền. DT-CN Chúng tôi là học sinh. DT-VN Trên sân trường, nắng vàng rực rỡ. DT-TN Học sinh lớp 5A chăm học. DT- Định ngữ Tôi mua quần áo. DT- Bổ ngữ Động từ: - Khái niệm. - Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. - Các loại động từ:
  9. 9 * ĐT chỉ hoạt động của sự vật VD: nói, cười, chạy, đi, viết * Đt chỉ trạng thái của sự vật VD: đổ, bay, rơi, - Vai trò của động từ trong câu: - ĐT (cụm ĐT) thường đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ trong câu VD: Chạy nhảy giúp bạn khỏe mạnh hơn. ĐT- CN Cô ấy đang đi làm. ĐT-VN Nghe lời tôi, Mai đã quay về trường. ĐT-TN Căn nhà đang xây là nhà của tôi. ĐT- Định ngữ Tính từ: - Khái niệm: Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái VD : + xanh, đỏ, xanh biếc, đỏ thắm (chỉ màu sắc) + vuông, tròn, thon (chỉ hình thể) + to, nhỏ,dài, ngắn (chỉ kích thước) + nặng, nhẹ, nhiều, ít (chỉ khối lượng, dung lượng) +tốt, xấu, thông minh (chỉ phẩm chất) - Các loại tính từ: + Tính từ chỉ tính chất chung, không có mức độ. VD: xanh, đỏ, dài, ngắn, béo , gầy + Tính từ chỉ tính chất có xác định mức độ hoặc có tác dụng gợi tả hình ảnh, cảm xúc. VD: Xanh biếc, gầy nhom, đỏ thắm,
  10. 10 - Vai trò của tính từ trong câu: + TT (cụm TT) thường đóng vai trò làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ trong câu VD: Chăm chỉ là phẩm chất đáng quý. TT- CN Cô gái ấy rất xinh đẹp. TT –VN Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết. TT- Trạng ngữ Cậu bé mập mạp đang đi trên đường. TT- Định ngữ Em tôi chạy nhanh thoăn thoắt. TT- Bổ ngữ Đại từ: - Khái niệm: Đại từ là những từ dùng để xưng hô hay dùng để thay thế danh từ,động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần. VD: + Cú chẳng có tổ, nó phải sống trong những hốc cây tăm tối. + Bà ăn cơm chưa ạ ? - Các loại đại từ: + Đại từ xưng hô ( Đại từ chỉ ngôi) : Dùng để xưng hô. Ngôi thứ nhất: Tôi, chúng tôi, tao, chúng tao Ngôi thứ hai : bạn, các bạn; mày , chúng mày Ngôi thứ ba : nó, chúng nó ( Một số danh từ chỉ người cùng thường được dùng trong xưng hô như đại từ chỉ ngôi. VD: anh , chị , ông , bà ) + Đại từ dùng để thay thế:
  11. 11 Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành: Đại từ thay thế cho danh từ, cụm danh từ. VD: Lan là học sinh lớp 5A, Mai cũng thế. Đại từ thay thế động từ, cụm động từ. VD: Nam thích đá bóng, Minh cũng thế. Đại từ thay thế cho tính từ, cụm tính từ. VD: Mai Lan rất xinh đẹp, My cũng vậy. - Vai trò – Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ hoặc bổ ngữ, định ngữ. VD: Tôi là học sinh lớp 5. Đại từ - CN Người mẹ yêu nhất là tôi Đại từ - VN Cả nhà đều yêu mến tôi. Đại từ - BN Anh chị tôi học rất giỏi. Đại từ - ĐN Với tôi, đọc sách là một đam mê Đại từ - TN Quan hệ từ - Khái niệm: Quan hệ từ là từ dùng để nối các từ ngữ trong câu hoặc các câu trong đoạn nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau. - Các loại quan hệ từ
  12. 12 Thông thường, quan hệ từ được chia làm hai dạng sau: Quan hệ từ (là các quan hệ từ đơn lẻ, xuất hiện duy nhất trong câu với chức năng nối các từ ngữ, các vế trong câu ghép); cặp quan hệ từ (là các quan hệ từ đi theo cặp với nhau để biểu thị đầy đủ được mối quan hệ của các đối tượng. Các cặp quan hệ từ cũng dùng để nối các cụm từ trong câu, các vế trong câu ghép). Các kiểu quan hệ từ ( đơn ) thường gặp ở Tiểu học + Quan hệ đồng thời: cùng, với, và Ví dụ: Em cùng gia đình về thăm quê ngoại. +Quan hệ lựa chọn: hay, hoặc Ví dụ: Mai hoặc Lan sẽ tham gia cuộc thi. + Quan hệ đối lập ( tương phản) : nhưng, tuy Ví dụ: Tuy nắng gay gắt , cây trong vườn vẫn không bị héo. Các kiểu cặp quan hệ từ thường gặp ở Tiểu học + Chỉ nguyên nhân – kết quả: vì nên , do nên ; nhờ nên Ví dụ: Nhờ các bạn động viên nên Nam đã chiến thắng. + Giả thiết – kết quả: nếu thì, ; giá như thì ; hễ thì Ví dụ:Nếu ngày mai mưa thì ta sẽ hoãn chuyến đi. + Chỉ sự tăng tiến: không những mà còn; chẳng những mà Ví dụ:Không những Lan xinh đẹp mà cô ấy còn hát rất hay. + Chỉ sự tương phản: tuy nhưng ; mặc dù nhưng ; Ví dụ: Tuy trời mưa nhưng em vẫn đến trường. + Cặp từ hô ứng: càng càng; chưa đã ; vừa đã Ví dụ: Gió càng to, mưa càng lớn. -Vai trò: Trong câu, quan hệ từ dù chỉ là thành phần nhỏ nhưng quan hệ từ lại quan trọng và cần thiết để làm rõ nghĩa của câu hoặc cả đoạn văn. Chúng có chức năng liên kết từ, cụm từ hay rộng hơn là liên kết các câu lại với nhau. Vì thế mà còn có tên gọi là từ nối.
  13. 13 * Phân biệt các từ loại dễ lẫn: Để phân biệt các DT, ĐT,TT dễ lẫn lộn, ta thường dùng các phép liên kết ( kết hợp ) với các phụ từ. - Danh từ : + DT có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các, ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau, ) + DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó, ở phía sau (hôm ấy, trận đấu này, tư tưởngđó, ) + DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào? ) + Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái, ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui, ) + Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: VD: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT ) - Động từ : + Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ, ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp, ) + Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này ) (đi bao giờ? chờ bao lâu? ) - Tính từ : + Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm,quá, cực kì, vô cùng, (rất tốt, đẹp lắm, ) Lưu ý: + Các ĐT chỉ cảm xúc (trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động, khi kết hợp với các từ rất, hơi, lắm thì tạo thành tính từ. Vì vậy, khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng , chớ, Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
  14. 14 b. Biện pháp 2: Thực hành các dạng bài tập về từ loại. b.1: Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng các kiến thức về khái niệm, cách phân biệt các từ loại dễ lẫn vào thực hành nhắm cuảng cố và mở rộng hơn cho học sinh các kiến thức đã học. b.2: Cách tiến hành: Hướng dẫn Hs thực hành giải các dạng bài tập * Dạng bài tập khắc sâu khái niệm “từ loại”: VD1: Cho các từ sau: núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, ngọt, thành phố, ăn, đánh đập. Hãy xếp những từ trên thành các nhóm theo hai cách: - Dựa vào cấu tạo (từ đơn, từ ghép , từ láy) - Dựa vào từ loại ( danh từ , động từ, tính từ) => Ở bài tập này học sinh phải củng cố về kiến thức thế nào là chia từ theo cấu tạo và thế nào là chia từ theo từ loại. Các em sẽ dễ dàng làm được. - Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ xếp như sau: + Từ đơn: vườn, ăn, ngọt + Từ ghép: núi đồi, thành phố, đánh đập + Từ láy: rực rỡ, dịu dàng, chen chúc - Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau: + Danh từ: núi đồi, thành phố, vườn + Động từ: chen chúc, đánh đập, ăn + Tính từ: rực rỡ, dịu dàng, ngọt. VD2: Cho đoạn văn sau: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên. Cái bóng chú nhỏ xíu lướt nhanh trên mặt hồ. Mặt hồ trải rộng mênh mông mà lặng sóng. a, Tìm từ đơn, từ ghép, từ láy trong các câu trên. b, Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên. Ở bài tập này, Gv giúp hs phát hiện yêu cầu a là tìm từ theo cấu tạo, còn ở yêu cầu b là tìm từ theo từ loại. Đáp án :
  15. 15 - Nếu xếp theo cấu tạo từ, ta sẽ có như sau: + Từ đơn: chú, bay, chú, trên, và + Từ ghép: chuồn chuồn nước, tung cánh, vọt lên, cái bóng, nhỏ xíu, lướt nhanh, mặt hồ, trải rộng, lặng sóng. + Từ láy: mênh mông (lưu ý: cũng có thể tách các từ : tung cánh, vọt lên, cái bóng, lướt nhanh, trải rộng , lặng sóng thành các từ đơn) - Nếu xếp theo từ loại, ta sẽ xếp như sau: + Danh từ: chú, chuồn chuồn, nước, cái bóng, chú, mặt hồ, mặt hồ + Động từ: tung cánh, bay, vọt lên, lướt nhanh; trải rộng + Tính từ: nhỏ xíu, mênh mông , lặng sóng. ( Nếu tách các từ theo phần lưu ý thì ta lại có thể xác định từ loại theo cách khác ) * Dạng bài tập xác định từ loại cho từ. Dạng này thường có 3 kiểu bài tập sau. Kiểu 1: Cho sẵn các từ yêu cầu học sinh xác định từ loại của các từ đó. VD: Xác định từ loại của các từ sau: sách vở, vui vẻ, hát hò, học bài, cây cối, sạch sẽ, hồng hào, vui chơi, học sinh Để xác định từ loại của những từ này, ta xét ý nghĩa (chỉ đối tượng , chỉ hành động hay chỉ tính chất) để xác định từ loại cho chúng. Đáp án: DT ĐT TT sách vở hát hò vui vẻ cây cối học bài sạch sẽ học sinh vui chơi hồng hào Kiểu 2: Xác định từ loại trong đọan thơ, văn có sẵn: VD1: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong hai câu thơ của Bác Hồ: “ Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”
  16. 16 - Ở bài tập này, học sinh cần phải xác định ranh giới các từ rồi xét ý nghĩa và các khả năng kết hợp của từ rồi xếp. “ Cảnh / rừng / Việt Bắc / thật / là / hay Vượn / hót / chim / kêu / suốt / cả/ ngày” DT ĐT TT cảnh , rừng , Việt Bắc, vượn hót, kêu hay chim , ngày VD 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp. Xác định từ loại có trong đoạn văn trên. => Gv hướng dẫn hs như VD 1, xếp các từ vào bảng sau: DT ĐT TT QH từ gió nồm, dượng Hương, thổi, nhổ sào; rẽ sóng; nhỏ, căng phồng vừa, như, cánh buồm, thuyền, núi lướt; nhớ; lướt bon bon; nhanh cho, để rừng, Kiểu 3: Xác định từ loại trong các từ khó phân định ranh giới. VD: Tìm tính từ trong khổ thơ sau: Việt Nam đẹp khắp trăm miền, Bốn mùa một sắc trời riêng đất này. Xóm làng, đồng ruộng, rừng cây, Non cao gió dựng, sông đầy nắng chang Xum xuê xoài biếc, cam vàng Dừa nghiêng, cau thẳng, hàng hàng nắng soi. - Ở bài tập này học sinh xác định các tính từ : đẹp, cao, đầy, xum xuê, nghiêng, thẳng một cách dễ dàng. Khi xét đến : “trời riêng”, “xoài biếc”, “nắng chang”các em
  17. 17 lúng túng không biết đây là một từ hay hai từ nên nhiều em xác định từ loại sai. Vậy giáo viên phải củng cố và khắc sâu kiến thức này: chỉ cho các em biết đây là hai từ đơn và các tính từ là “riêng” “biếc” “chang”. => kết quả: Các tính từ đó là: đẹp, riêng, cao, đầy, chang, xum xuê, biếc, vàng, nghiêng, thẳng, * Dạng bài tập xác định từ loại trong những trường hợp chuyển hóa. - Từ loại tự chuyển hóa: VD: Xác định từ loại của các từ sau: + vui, buồn, đau khổ, đẹp + niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ => Ở bài tập này, học sinh dễ dàng nắm được các từ “ vui, buồn, đau khổ” là các động từ chỉ trạng thái. Còn từ “đẹp” là tính từ. Các động từ trên khi kết hợp với niềm; nỗi, sự, cuộc thì chuyển hóa thành danh từ. Đó là các danh từ trừu tượng. Ta có đáp án sau: DT ĐT TT niềm vui, nỗi buồn, cái vui, buồn, đau khổ đẹp đẹp, sự đau khổ - Từ loại chuyển hóa theo văn cảnh VD 1:Xác định từ loại của những từ được gạch chân dưới đây : 1. Anh ấy đang suy nghĩ. 2.Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. 3.Hôm nay em rất vui 4. Niềm vui của em là được đến trường. 5. Anh ấy ước mơ nhiều điều. 6.Những ước mơ của anh ấy thật lớn lao. =>Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh.
  18. 18 + Từ “suy nghĩ ”, ước mơ” vốn là động từ nhưng khi kết hợp với từ “những”thì nó là danh từ. + Từ vui là động từ, kết hợp với rất trở thành tính từ, kêt hợp với niềm trở thành danh từ. Đáp án: 1. Anh ấy đang suy nghĩ. ĐT 2. Những suy nghĩ của anh ấy rất sâu sắc. DT 3.Hôm nay, em rất vui. TT 4. Niềm vui của em là được đến trường. DT 5. Anh ấy ước mơ nhiều điều. ĐT 6. Bao ước mơ của cô ấy đã thành hiện thực DT VD 2: “ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi , béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn” a) Hãy tìm các tính từ có trong câu văn. b) Nhận xét các từ loại: mùi thơm, cái béo, cái ngọt, => Ở bài tập này học sinh cần vận dụng kiến thức về quy tắc cấu tạo từ và ý nghĩa của từ để xác định từ loại và tìm được các tính từ trong bài là: “thơm”,“béo”,“ngọt”,“già” Nhờ có sự kết hợp từ: mùi thơm, cái béo, cái ngọt là các danh từ. Ta có đáp án sau:
  19. 19 “ Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi , béo cái béo của trứng TT DT TT DT gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn” TT DT TT VD 3: Xác định từ loại của từ “ danh dự” trong câu văn sau: “ Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm” => Ở bài tập này học sinh phải dựa vào ý nghĩa của từ trong văn cảnh. - Từ “danh dự” vốn là danh từ Nhưng trong câu văn: Từ được sử dụng để chỉ đặc điểm nên ta xếp từ “ danh dự” vào từ loại là tính từ. c, Từ loại chuyển hóa theo chức năng ngữ pháp trong câu : - Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại: VD: Xác định chức năng ngữ pháp, xác định từ loại của các từ được gạch chân trong các câu sau: - Nhà cửa ở đây rất sạch sẽ. VN- TT - Sạch sẽ là mẹ sức khỏe. CN- DT - Chúng em đang lao động. VN-ĐT - Lao động là vinh quang. CN- DT * Dạng bài tập xác định đại từ; phân biệt đại từ xưng hô với danh từ chỉ người. VD1:Xác định các đại từ có trong các câu sau: a) Hùng nói: “ Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không? b) Chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
  20. 20 Đáp án: - Các đại từ có trong các câu đó là: a) tớ; các cậu b) nó VD2: Các từ gạch chân sau là danh từ hay đại từ? - Bà của tôi có mái tóc bạc phơ - Cháu chào bà ạ! - Bố tôi là bộ đội. - Bố ơi, bố có được nghỉ không ạ ? => Ở dạng này, Gv hướng dẫn Hs các danh từ chỉ người dùng trong câu hội thoại chuyển thể thành đại từ. Đáp án: - Bà của tôi có mái tóc bạc phơ DT - Cháu chào bà ạ! Đại từ - Bố tôi là bộ đội. DT - Bố ơi, bố có được nghỉ không ạ ? Đại từ VD2. Gạch chân dưới các đại từ xưng hô trong đoạn văn sau, rồi xếp các từ đó vào bảng dưới. Cái Lan chạy sang nhà Hoa, đứng ở ngoài cửa nói vọng vào: - Sao giờ này cậu vẫn còn ngồi đây? Vào thay áo quần nhanh lên để đi sinh nhật Mi. - Ơ, tớ tưởng 7 giờ tối mới bắt đầu mà? - Lan nghi ngờ. - Trời ạ, thế cậu không định đi mua quà cho nó hả? - Lan hỏi lại. Nghe nói vậy, Hoa vội bật dậy, lao vào nhà, vừa đi vừa nói vọng ra: - Cậu chờ tớ chút, rồi chúng mình cùng đi!
  21. 21 => Ở dạng bài tập này, Gv Hướng dẫn Hs xác định đại từ chỉ ngôi theo ba ngôi: người nói, người nghe, người được nhắc đến. Đáp án: Đại từ chỉ ngôi thứ nhất Đại từ chỉ ngôi thứ hai Đại từ chỉ ngôi thứ ba tớ , chúng mình cậu nó VD 3. Gạch chân dưới các đại từ có trong các câu sau, cho biết đại từ đó thay thế cho từ ngữ nào? 1. Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập. 2. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua. 3. Cô Tư hì hục nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay. => Hs tìm ra đại từ có tác dụng thay thế, phân biệt với đại từ chỉ ngôi ở VD 2 Đáp án: 1.Buổi sáng Hùng sang nhà bà nội chơi, đến tối bạn ấy sẽ về nhà để làm bài tập. =>Đại từ bạn ấy thay thế cho danh từ Hùng 2. Con Vện đang hì hục tìm cục xương mà nó đã giấu trong góc vườn ngày hôm qua. =>Đại từ nó thay thế cho từ con Vện 3. Cô Tư hì hục nấu nồi canh chua vì đã hứa với các con của mình là sẽ nấu cho chúng vào hôm nay. * Dạng bài tập phân biệt các loại quan hệ từ VD1. Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống: a,Tôi Hoa cùng học bài. b, trời mưa to nước sông dâng cao. c, mưa bão lớn chúng em sẽ không đi lao động. d, .trời mưa to .chúng em vẫn đi học. e, Tôi nói, nó hiểu ngay. g,Hoa học giỏi .bạn còn hát rất hay.
  22. 22 => Ở bài tập này, Gv hướng dẫn Hs dựa vào ý nghĩa câu muốn diễn đạt để chọn quan hệ từ phù hợp. Đáp án : a,Tôi với Hoa cùng học bài. b, Vì trời mưa to nên nước sông dâng cao. c, Nếu mưa bão lớn thì chúng em sẽ không đi lao động. d,Tuy trời mưa to nhưng chúng em vẫn đi học. e, Tôi vừa nói, nó đã hiểu ngay. g,Hoa không chỉ học giỏi mà bạn còn hát rất hay. * Lưu ý: Khi dạy Hs về các cặp QHT, lưu ý cho hs phân biệt QHT chỉ nguyên nhân- kết quả với QHT chỉ điều kiện ( giả thiết ) - kết quả ___ c. Biện pháp 3: Tổ chức các trò chơi để củng cố kiến thức từ loại. b.1 Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho Hs, giúp các em nắm kiến thức và ôn lại kiến thức đã học . b.2 Một số trò chơi đã vận dụng: Trò chơi thứ nhất: “ Ai nhanh , ai đúng” a- Chuẩn bị: Các băng giấy có ghi sẵn từ. Hai bảng phụ có kẻ sẵn 3 cột : Danh từ , Động từ . Tính từ. b- Cách tiến hành: Chọn hai đội chơi, mỗi đội có 5 em, xếp hai hàng. Đặt tên cho hai đội. Mỗi em sẽ nhặt một băng giấy và gắn vào cột từ loại. Đội nào nhanh chính xác sẽ thắng. Các em khác cổ vũ cho hai đội chơi. * Mục đích của trò chơi: củng cố kiến thứ từ loại, rèn tư duy nhanh. Trò chơi thứ hai: Điền từ loại VD1: “ Điền danh từ” a- Chuẩn bị hai bảng phụ có chép sẵn và các băng giấy có ghi các danh từ cần điền: con diều, con sóng, con tàu, con thuyền, con mắt. Các dòng thơ được chép sẵn trên bảng phụ:
  23. 23 cưỡi sóng ra khơi. chao lượn ngang trời hè vui. dừng lại sân ga. Đầy vơi hiền hoà dòng sông của sổ tâm hồn. b- Cách tiến hành: Chọn 5 em một đội và có 2 đội thi. Nếu đội nào gắn các danh từ đúng và nhanh sẽ thắng. * Mục đích: Luyện điền nhanh danh từ dựa vào ý nghĩa của câu thơ. c) Đáp án: Con thuyền cưỡi sóng ra khơi. Con diều chao lượn ngang trời hè vui. Con tàu dừng lại sân ga. Đầy vơi con sóng hiền hoà dòng sông Con mắt của sổ tâm hồn. VD2: “ Điền động từ” a) Chuẩn bị - Các động từ được ghi sẵn vào các băng giấy: vỗ, tha, lay động , đánh thức, dậy, rải. - Ghi vào 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy to đoạn thơ: “Tiếng chim . lá cành Tiếng chim chồi xanh cùng Tiếng chim cánh bầy ong Tiếng chim nắng đồng vàng thơm” b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 4 học sinh. Mỗi học sinh điền một dòng thơ cho đúng. Sau đó mỗi đội cử một bạn đọc diễn cảm đoạn thơ, biết nhấn mạnh vào các động từ vừa điền. Tính điểm mỗi đội có 2 phần : - Điền nhanh, đúng. - Đọc thơ hay.
  24. 24 * Mục đích của trò chơi: Luyện tập sử dụng động từ đúng chỗ nhằm hoàn thiện nội dung đoạn thơ gợi tả tiếng chim buổi sớm và cảm nhận được cách dùng từ sinh động Đáp án: “Tiếng chim lay động lá cành Tiếng chim đánh thức chồi xanh dậy cùng Tiếng chim vỗ cánh bầy ong Tiếng chim tha nắng rải đồng vàng thơm” VD3: “ Điền tính từ” a) Chuẩn bị: Ghi các tính từ chỉ màu trắng ra các băng giấy: trắng phau, trắng bệch, trắng xoá , trắng hồng, trắng nõn, trắng bạc. - Viết các câu có chỗ trống trên bảng phụ. Giáo viên gắn các từ nhưng sai ý nghĩa vào chỗ trống (2 bảng gắn các từ khác nhau) Tuyết rơi trắng phau một màu Vườn chim chiều xế trắng xóa cánh cò Da trắng bệch người ốm o Bé khoẻ đôi má non tơ trắng bệch Sơn len trắng hồng như bông Làn mây trắng nõn bồng bềnh trời xanh. b) Cách tiến hành: Chọn 2 đội chơi , mỗi đội có 6 em. Mỗi em lên sửa lại một câu. Nếu còn thời gian các em vẫn liên tiếp lên sửa lại cho đến khi hết giờ. Đáp án: Tuyết rơi trắng xoá một màu Vườn chim chiều xế trắng phau cánh cò Da trắng bệch người ốm o Bé khoẻ đôi má non tơ trắng hồng Sơn len trắng nõn như bông Làn mây trắng bệch bồng bềnh trời xanh. - Mục đích: Luyện cách dùng tính từ chỉ màu trắng với các sắc độ khác nhau có tác dụng gợi tả. Làm giàu vốn từ chỉ màu trắng thường dùng trong các đoạn văn miêu tả.
  25. 25 3. Kết quả đạt được: Năm học 2020 – 2021, tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5a2, tôi đã vận dụng sáng kiến vào đầu học kì 1, đến hết học kì 1,tôi đã kiểm chứng và tôi thấy: *Học sinh đã nắm vững về thuật ngữ từ loại. *Phân biệt các từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ nhanh, chính xác, ít bị nhầm lẫn. * Biết sử dụng các từ loại trong câu văn đúng chỗ. *Học sinh tự tin, hào hứng khi học đến phần này. *Kết quả môn học được nâng cao. Cụ thể như sau: a. Lớp đối chứng: Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 48 0 0 12 25 % 22 45,8% 14 29,2% a. Lớp thực nghiệm: Sĩ số Điểm dưới 5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10 SL % SL % SL % SL % 48 0 0 5 10,4% 18 37,6 % 25 52 % Qua kết quả trên cho ta thấy kết quả của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng có sự chênh lệch nhau khá rõ. Điều này chứng tỏ các giải pháp mà tôi đưa ra có tính khả thi. Kết quả có sự chuyển biến này là do : Bài dạy được thiết kế lấy HS làm trung tâm, phát huy tính tích cực của HS, thầy tổ chức hướng dẫn, nêu vấn đề, trò trực tiếp tham gia hoạt động, để giải quyết vấn đề để từ đó các em khai thác tri thức mới.
  26. 26 4. Kết luận a. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của báo cáo Đưa ra cách thức giúp giáo viên và học sinh tự tin, chủ động hơn trong các tiết học Luyện từ và câu. Học sinh không còn lúng túng trong việc xác định từ loại, phát hiện ra sự biến thể của từ loại trong từng văn cảnh. Biết vận dụng cách sử dụng các từ loại này vào viết văn và trong giao tiếp. b. Hiệu quả thiết thực của báo cáo nếu được triển khai Giải quyết được những thực trạng mà HS đang mắc phải: Các em biết xác định từ loại một cách chính xác. Biết dùng từ đặt câu đúng vai trò các từ loại, biết xác định các từ loại đã biến thể. 5.Kiến nghị và đề xuất: a. Đối với tổ/nhóm chuyên môn - Thường xuyên tạo điều kiện để học sinh vận dụng kiến thức về từ loại vào học tập tất cả các môn học, đặc biệt là khi viết văn. - Đưa nội dụng giải pháp vào các tiết hội giảng đề giáo viên cùng thực hiện và rút ra ý kiến đóng góp bổ sung để các giải pháp thực hiện có hiệu quả hơn b) Đối với Lãnh đạo nhà trường - Khuyến khích giáo viên đầu tư trao đổi kế hoạch bài học, cùng thống nhất soạn giáo án tập thể để phát huy sở trường của từng cá nhân và sức mạnh của tập thể. - Hàng năm thường xuyên tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thăm quan trải nghiệm để nâng cao hiểu biết về cảnh vật, đất nước và con người Việt Nam. c) Đối với Phòng GDĐT- Sở GDĐT - Tích cực tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, mở rộng chuyên đề dạy Luyện từ và câu. - Tiếp tục đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các nhà trường: Trang bị những thông tin hiện đại, máy tính nối mạng Internet để giáo viên có thể tra cứu, tìm các thông tin phục vụ cho giảng dạy.
  27. 27 Trên đây là những bài học kinh nghiệm mà bản thân tôi đã đúc rút được sau nhiều năm nghiên cứu và trực tiếp giảng dạy lớp 5. Tôi sẽ tiếp tục vận dụng những giải pháp này vào các giờ Luyện từ và câu , giúp học trò của mình ngày càng tiến bộ hơn khi sử dụng từ loại. Tuy nhiên, những giải pháp tôi đưa ra là theo ý kiến cá nhân và áp dụng thực nghiệm tại nơi tôi đang công tác nên không tránh khỏi những điều còn khiếm khuyết hoặc chưa phù hợp với tất cả các địa bàn dạy học khác. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của Hội đồng Khoa học để những giải pháp tôi đưa ra ngày càng hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi, có hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Ninh , ngày 20 tháng 12 năm 2021 Người viết Nguyễn Thị Minh Hậu TÀI LIỆU THAM KHẢO *Tài liệu tham khảo: + Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 + Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 + Từ điển Tiếng Việt do tác giả Hoàng Phê chủ biên. - Tạp chí thế giới quanh ta.