Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân

docx 16 trang Vũ Hồng 27/12/2024 1180
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_t.docx
  • pptxTHSH-BP_Toan_5-_Vu_Phuong_Thao_bfe4a.pptx

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân

  1. 1 MỤC LỤC Mục Nội dung Trang Phần I Đặt vấn đề 2 Phần II Nội dung 3 1 Thực trạng của vấn đề 3 Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập 2 4 phân 3 Kết quả đạt được 13 4 Kết luận 14 5 Kiến nghị, đề xuất 14
  2. 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong các môn học ở Tiểu học, môn Toán có vị trí rất quan trọng vì các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống rất cần thiết cho người lao động và để học sinh học các môn học khác ở bậc Tiểu học, đồng thời để giup các em học tiếp môn Toán ở các bậc học trên. Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt ở thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống. Ngoài ra, môn Toán còn góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề; nó góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, góp phần vào việc hình thành các phẩm chất cần thiết và quan trọng của người lao động như: tính cần cù, cẩn thận, óc sáng tạo, tinh thần vượt khó và phương pháp làm việc khoa học . Trong chương trình Toán lớp 5, gần giữa học kì 1, học sinh mới bắt đầu được làm quen với khái niệm về số thập phân và học về các phép tính với số thập phân; sau đó vận dụng các phép tính này vào tính giá trị biểu thức và giải toán xuyên suốt chương trình toán của lớp 5. Mà khái niệm về số thập phân khá trừu tượng và các phép tính với số thập phân là khó nhất với học sinh, trong đó đặc biệt là phép chia số thập phân. Trong quá trình dạy học, thực tế cho thấy rằng, khi học về nội dung này không ít học sinh gặp khó khăn. Không chỉ với học sinh đại trà mà ngay cả học sinh có năng khiếu cũng mắc sai lầm khi thực hiện các phép tính với số thập phân nói chung và phép chia số thập phân nói riêng. Vì trong bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia của toán học kể cả với số tự nhiên thì phép tính chia là khó nhất, dễ sai nhất đối với học sinh. Phép chia khó vì khi thực hiện phép chia học sinh vừa phải nhẩm để tìm thương vừa phải kết hợp cả phép trừ và phép nhân để tính. Như vậy, trong một bài toán học sinh phải kết hợp đồng thời vừa nhẩm thương vừa trừ, nhân, chia một cách thành thạo thì mới có thể làm đúng được. Hơn nữa, đối với phép chia với số thập phân thì càng khó hơn nữa vì nó có 4 trường hợp chia đó là : Chia một số thập phân cho một số tự nhiên; Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân; Chia một số tự nhiên cho một số thập phân; Chia một số thập phân cho một số thập phân, chứ không đơn giản như chia số tự nhiên đã được học ở các lớp dưới. Vì vậy, khi chia học sinh thường lẫn lộn trường hợp này với trường hợp khác dẫn đến sai kết quả. Mặt khác, nếu các em thực hiện các phép tính này không thành thạo thì khó tiếp thu
  3. 3 chương trình toán 5 theo quy định. Hơn nữa còn ảnh hưởng tới việc học lên các bậc học trên cũng như việc vận dụng kiến thức và kĩ năng toán học vào trong thực tiễn cuộc sống hằng ngày của các em. Chính vì những lí do trên, tôi đã mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm và ý kiến của mình về : “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân” để học sinh có kĩ năng và thực hiện dễ dàng hơn khi thực hiện các phép chia số thập phân. PHẦN II. NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề 1.1Thuận lợi - Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở bài tập - Nhà trường có đồ dùng cần thiết cho giáo viên để phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy - Phòng học đạt chuẩn theo quy định, có hệ thống điện sáng phục vụ cho quá trình học tập - Hàng tuần, các tổ sinh hoạt chuyên môn để tìm ra và thống nhất các phương pháp dạy học thích hợp, đồng thời tổ chức các buổi hội giảng, dự giờ thăm lớp thường xuyên. Đây là cơ hội cho các giáo viên trong tổ nói riêng và trong trường nói chung trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao chất lượng giáo dục. 1.2. Khó khăn - Qua thời gian trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy một số học sinh thực hiện chưa thành thạo 4 phép tính với số tự nhiên. Thậm chí, một số em chưa thuộc bảng nhân, bảng chia. Cụ thể đối với phép chia như sau: + Kỹ năng thực hiện phép chia các số tự nhiên của học sinh còn chậm và yếu + Phần lớn các em chưa có kỹ năng ước lượng thương trong phép chia + Khi chia, một số em còn để số dư lớn hơn hoặc bằng số chia + Khi hạ một chữ số tiếp theo ở số bị chia để thực hiện phép chia mà vẫn chưa chia được các em không viết 0 vào thương mà cứ thế chia tiếp. - Tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển, còn ở trong giai đoạn tư duy cụ thể nên việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó. - Các phép tính liên quan đến số thập phân là nội dung hoàn toàn mới đối với học sinh.
  4. 4 - Đặc biệt, khi thực hiện các phép chia với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến chia số thập phân, học sinh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và thường mắc phải những sai lầm khác nhau. Cụ thể là: + Khi lấy chữ số đầu tiên ở phần thập phân của số bị chia vào thực hiện phép chia nhưng không viết dấu phẩy vào bên phải thương (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên) + Khi viết thêm 0 vào bên phải số dư để tiếp tục thực hiện phép chia nhưng quên không viết dấu phẩy vào thương (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân) + Chưa viết thêm 0 vào bên phải số bị chia mà đã bỏ dấu phẩy ở số chia và thực hiện phép chia (Trong trường hợp chia một số tự nhiên cho một số thập phân) + Chuyển dấu phẩy ở số bị chia sai (Trong trường hợp chia một số thập phân cho một số thập phân) - Chia nhẩm một số thập phân cho 10 , 100, 1000, hoặc cho 0,1; 0,01; 0,001; . . . thường nhầm với nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, hoặc với 0,1; 0,01; 0,001; . . . * Kết quả khảo sát chất lượng môn Toán cuối học kì 1 của lớp 5A5 Năm học 2019- 2020 do tôi chủ nhiệm khi chưa áp dụng biện pháp Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số học sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 48 24 50% 18 37,5% 6 12,5% 1.3. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Qua quá trình dạy học về phép chia số thập phân, tôi thấy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Song ở đây tôi chỉ đưa ra một số nguyên nhân cơ bản sau: - Kỹ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên của một số học sinh còn chậm. - Việc lĩnh hội, nắm bắt kiến thức của các em ở các nội dung trước còn chưa đầy đủ, chưa vững chắc, chẳng hạn như: Kỹ năng chia nhẩm, kỹ năng ước lượng thương trong phép chia còn chậm, yếu do chưa thuộc bảng nhân, chia và còn thiếu kinh nghiệm,
  5. 5 - Việc thực hành - luyện tập và rèn luyện kỹ năng chưa thường xuyên mà đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là các em nhanh nhớ nhưng cũng chóng quên nếu không được thực hành - luyện tập thường xuyên. Bên cạnh những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của các em như: đôi khi giáo viên vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn chưa linh hoạt, chưa phù hợp; có lúc giáo viên còn chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng cho học sinh sát từng đối tượng học sinh. Mặt khác, các em chưa được quan tâm đúng mức của phụ huynh học sinh. Vì vậy, tôi nhận thấy, muốn khắc phục tình trạng nêu trên để đạt được những yêu cầu về mục tiêu dạy học môn Toán lớp 5 nói chung và dạy phép chia số thập phân nói riêng, chúng ta cần phải có một số biện pháp rèn kĩ năng thực hiện phép chia các số thập phân cho học sinh một cách phù hợp. Sau đây là một số giải pháp cụ thể giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia các số thập phân mà tôi đã và đang thực hiện. 2. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt phép chia số thập phân 2.1 Biện pháp thứ nhất : Tạo hứng thú và lòng ham muốn học tập cho học sinh * Mục tiêu: Giúp học sinh có hứng thú trong việc học môn toán nói chung và thực hiện các phép chia số thập phân nói riêng. * Cách thực hiện: Để thực hiện được việc này một cách có hiệu quả, trong quá trình dạy học, tôi luôn tạo ra một không khí tự nhiên, thoải mái cho lớp học. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tạo điều kiện để tất cả các em có thể tự tìm được cách giải quyết. Khi hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức mới, tôi luôn tạo ra những tình huống có vấn đề dẫn học sinh đến những thắc mắc để rồi các em tìm cách giải quyết. Đồng thời, tôi thường xuyên tổ chức các trò chơi học tập trong các tiết học nói chung và tiết học toán nói riêng để gây hứng thú và lòng ham muốn học tập cho các em. Ví dụ: Khi dạy bài: “Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân”, sau khi học sinh làm được bài tập 1 và bài tập 2 theo yêu cầu của bài, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: “Ai nhanh, ai đúng” như sau: Tôi đưa ra bài toán: Mẹ có 13 cái bánh, mẹ chia đều số bánh này cho hai chị em. Hỏi mỗi người được bao nhiêu cái bánh?
  6. 6 Sau đó tôi cho học sinh thi tính nhanh rồi điền kết quả vào giấy nháp để giáo viên kiểm tra – Trong thời gian 1 phút, em nào tìm ra kết quả nhanh và đúng thì tôi thưởng một bông hoa điểm tốt. 2.2. Biện pháp thứ hai : Rèn kĩ năng ước lượng thương cho học sinh * Mục tiêu: Giúp học sinh có kĩ năng ước lượng thương nhanh và tương đối chính xác. * Cách thực hiện Trong khi hướng dẫn cách chia tôi luôn kết hợp hướng dẫn học sinh cách ước lượng thương. Vì tôi nhận thấy, nếu trong quá trình thực hiện phép chia, kể cả chia số tự nhiên hay số thập phân mà các em không có kĩ năng ước lượng thương thì tốc độ làm bài của các em sẽ chậm, các em sẽ không hoàn thành bài theo đúng yêu cầu của tiết học. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm học, khi hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia với số tự nhiên, tôi đã hướng dẫn các em cách ước lượng thương như sau: 2.2.1. Ước lượng bằng cách làm tròn xuống : Cách này áp dụng cho trường hợp số bị chia và số chia có tận cùng là 1; 2; 3 ; hoặc 4 bằng cách bớt 1; 2; 3 hoặc 4 đơn vị của số bị chia và số chia để số bị chia và số chia trở thành số tròn chục. Ví dụ: Muốn ước lượng thương của 72 : 24 ta làm tròn 72 thành 70 và 24 thành 20 rồi nhẩm 70 : 20 được 3 sau thử lại: lấy 24 3 = 72. Vậy 72 : 24 = 3. hay ước lượng thương của 564 : 73 như sau : ta làm tròn số chia 73 thành 70 , số bị chia 564 thành 560, rồi nhẩm 56 : 7 = 8 ; sau đó thử lại : 73 8 = 584, ta thấy 584 > 563. Vậy ước lượng thương bằng 8 là hơi thừa nên ta giảm xuống thương còn 7; thử lại : 72 7 = 504 ; rồi lấy 564 – 504 = 60 ; 60 < 72 nên 564 : 72 = 7 dư 60. 2.2.2. Ước lượng bằng cách làm tròn lên: Nếu số bị chia và số chia có tận cùng là 7; 8; 9 thì làm tròn lên để được số bị chia và số chia là số tròn chục. Ví dụ: Muốn ước lượng thương của 369 : 48 ta ước lượng như sau: 48 ta làm tròn thành 50; 369 làm tròn thành 370. Ta thấy 370 và 50 đều là số tròn chục nên ta lấy 37 : 5 được 7 rồi thử thương là 7 ta thấy 7 48 = 336. So sánh 336 với 369 ta thấy 336 < 369; lấy 369 – 336 = 33; 33 < 48 . Vậy 369 chia 48 được 7 dư 33. 2.2.3. Ước lượng bằng cách làm tròn cả tăng lẫn giảm: Nếu số bị chia và số chia có chữ số tận cùng là 5 hoặc 6 thì ta có thể cho học sinh làm tròn cả tăng lẫn giảm rồi thử lại các số trong khoảng thương ước lượng này. Ví dụ : Muốn ước lượng thương của 245 : 46 ta làm như sau:
  7. 7 Làm tròn giảm 46 thành 40 và làm tròn tăng 46 thành 50. Đồng thời làm tròn giảm 245 thành 240. Vì các số sau khi làm tròn tăng hoặc giảm đều là những số tròn chục nên ta nhẩm 24 : 4 được 6 và 24 : 5 được 4 . Vì 4 < 5 < 6 nên ta thử thương với 5 rồi lấy 46 5 = 230 , lấy 245 – 230 = 15 ; ta thấy 15 < 45. Vậy : 245 : 46 = 5 (dư 15). Cách làm này được tôi vận dụng thường xuyên khi thấy các em thực hiện chia còn sai hoặc chậm. Làm như vậy sẽ hình thành cho học sinh kĩ năng chia không những với số tự nhiên mà cả với số thập phân. 2.3. Biện pháp thứ ba : Dạy cho học sinh nắm vững bốn dạng chia số thập phân * Mục tiêu : Giúp học sinh nhận dạng các dạng phép chia số thập phân * Cách thực hiện: - Trong phép chia đối với số thập phân có 4 dạng chia: + Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. + Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. + Chia một số tự nhiên cho một số thập phân. + Chia một số thập phân cho một số thập phân. - Khi dạy mỗi dạng chia này , tôi thường tiến hành theo các bước: + Bước 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu một bài toán đơn dưới dạng tóm tắt để học sinh tự rút ra được phép tính phù hợp với bài toán . + Bước 2: Xây dựng kĩ thuật chia về cách đặt tính và tính. + Bước 3: Từ cách đặt tính rồi tính, học sinh rút ra quy tắc chia . + Bước 4: Tổ chức cho học sinh Thực hành - Luyện tập để vận dụng, củng cố quy tắc vừa hình thành. Ví dụ: Dạy bài: “Chia một số thập phân cho một số thập phân”, tôi tiến hành như sau: - Học sinh đọc ví dụ 1 (SGK toán 5 trang 71) - Giáo viên tóm tắt đề bài toán lên bảng: Tóm tắt: 6,2dm sắt : 23,56 kg 1dm sắt : .kg? - GV hỏi : Muốn biết 1dm sắt cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam ta làm như thế nào? Học sinh: Lấy 23,56 kg : 6,2 - Giáo viên ghi bảng : 23,56 : 6,2 = ? (kg) - Giáo viên nêu vấn đề bằng cách : Hỏi : Làm thế nào để đưa phép chia về dạng chia các em đã được học là chia một số thập phân cho một số tự nhiên? Học sinh nêu: Nhân cả số bị chia và số chia với 10.
  8. 8 Học sinh thực hiện nhân nhẩm và nêu: 23,56 : 6,2 = (23,56 10) : (6,2 10) 23,56 : 6,2 = 235,6 : 62 GV hỏi : Các em hãy quan sát và nhận xét phép tính 23,56 : 6,2 và phép tính 235,6: 62. - Học sinh nêu: Dấu phẩy ở số bị chia dời sang phải một chữ số còn dấu phẩy ở số chia thì bỏ đi. Giáo viên đặt phép chia và gợi ý cho học sinh nhận xét: phần thập phân của số chia (6,2 ) có một chữ số nên ta chuyển dấu phẩy ở số bị chia ( 23,56) sang bên phải một chữ số được 235,6 và bỏ dấu phẩy ở số chia (6,2) được 62. - Hỏi : Các em nhìn phép tính 235,6 : 62 và cho biết đây là dạng nào của phép chia số thập phân các em đã học? ( Dạng chia một số thập phân cho một số tự nhiên). - Học sinh thực hiện phép chia : 1 em lên bảng thực hiện chia - Học sinh dưới lớp làm vào giấy nháp - Nhận xét: 23,5,6 6,2 4 9 6 3,8 0 0 - Từ việc thực hiện phép tính, học sinh nêu: 23,56 : 6,2 = 3,8(kg) Ví dụ 2 : Giáo viên ghi bảng: 82,55 : 1,27 = ? - Học sinh quan sát và nêu nhận xét: phần thập phân của số chia (1,27) có hai chữ số ở phần thập phân nên em chuyển dấu phẩy ở số bị chia (82,55) sang phải hai chữ số được 8255 và bỏ dấu phẩy ở số chia (1,27) được 127. - GV hỏi : Như vậy ta được phép chia nào và nó có dạng nào? ( phép chia 8255 : 127 đây là dạng chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên) - GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện tính - Học sinh dưới lớp thực hiện vào giấy nháp: 82,55 1,27 635 65 0 - GV hỏi: Vậy muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào? - Học sinh tự nêu: Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như sau: + Đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang phải bấy nhiêu chữ số. + Bỏ dấu phẩy ở số chia rồi thực hiên phép chia như chia cho số tự nhiên. Tóm lại: Tuy phép chia số thập phân có bốn dạng nhưng khi dạy chúng ta cần giúp học sinh đưa về hai dạng cơ bản là :
  9. 9 1) Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân. 2) Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. Do đó khi dạy, quan trọng là giáo viên cần hướng dẫn học sinh đưa về dạng nào. Vì nếu học sinh nắm vững hai dạng cơ bản này thì khi chia các em sẽ không bị lẫn lộn. Đồng thời, học sinh nhận thấy rằng khi đưa về hai dạng này thì số chia bao giờ cũng là một số tự nhiên còn số bị chia có thể là số thập phân hoặc số tự nhiên. Trong quá trình dạy để tránh học sinh lẫn lộn, trước tiên tôi cho học sinh xác định phép chia thuộc trường hợp nào, và nhắc lại quy tắc đã học của trường hợp đó. Ví dụ : 57,5 : 9 = ? + Học sinh xác định đây là trường hợp chia một số thập phân cho một số tự nhiên. + Học sinh nêu cách chia và thực hiện chia . Hoặc: 172,4 : 1,42 = ? + Học sinh xác định đây là trường hợp chia số thập phân cho số thập phân . + Đưa về trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên . + Thực hiện phép tính . Hay: 90 : 4,25 = ? Học sinh xác định: để thực hiện phép tính trên phải áp dụng quy tắc: Chia một số tự nhiên cho một số thập phân . Học sinh thực hiện thao tác đầu là đếm xem có bao nhiêu chữ số ở phần thập phân của số chia thì viết thêm vào bên phải số bị chia bấy nhiêu chữ số 0 và bỏ dấu phẩy ở số chia . Ta có : 172,40 1,42 Vậy bài toán đã đưa về trường hợp chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên Hoặc: 9,152 : 4,65 = ? Học sinh thực hiện thao tác đếm có hai chữ số ở phần thập phân của số chia thì chuyển dấu phẩy ở số bị chia sang bên phải hai chữ số và bỏ dấu phẩy ở số chia . Ta có: 98,15,2 4,65 Vậy bài toán đã đưa về trường hợp: Chia một số thập phân cho một số tự nhiên . *Lưu ý: Cách tìm số dư trong phép chia số thập phân:
  10. 10 Đối với học sinh lớp 5, các em mới bắt đầu được học về số thập phân nên với phép chia số thập phân mới chỉ yêu cầu các em lấy thương đến 2 hoặc 3 chữ số ở phần thập phân còn lại để ở số dư. Vậy, làm thế nào để giúp các em tìm được số dư chính xác? Đây là câu hỏi đặt ra làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Vì thực tế tôi thấy khi tìm số dư của phép chia rất nhiều em lúng túng, kể cả những em có học lực tốt. Trong quá trình giảng dạy, ngoài việc hướng dẫn các em khi hạ các chữ số của số bị chia xuống để chia phải thẳng cột để xác định số dư cho dễ và chữ số của số dư thuộc hàng nào thì giá trị của số dư là bấy nhiêu, tôi còn có một số cách giúp học sinh tìm số dư trong phép chia số thập phân như sau : Lấy dấu phẩy của số bị chia làm “mốc” rồi dùng thước gióng thẳng xuống để xác định số dư : Ví dụ : Tìm số dư của phép chia, nếu chỉ lấy thương đến 2 chữ số ở phần thập phân a) 33,14 : 58 b) 0,502 : 0,33 33, 14 58 0 ,50,2 0 ,33 33 1 0,57 17 2 1,52 4 14 070 08 04 Vậy : 33,14 : 58 = 0,57 dư 0,08 Vậy: 0,502 : 0,33 = 1,52 dư 0,0004 * Lưu ý: Để học sinh xác định đúng số dư bằng cách này, tôi yêu cầu học sinh, khi chia, hạ đến chữ số nào của số bị chia xuống để chia thì phải hạ thẳng cột, không được hạ lệch sang hàng khác và trường hợp chuyển dấu phẩy của số bị chia sang phải trong trường hợp chia cho số thập phân thì muốn xác định số dư phải căn cứ vào dấu phẩy lúc ban đầu chứ không căn cứ vào dấu phẩy lúc sau. 2.5. Biện pháp thứ tư : Kiểm tra kiến thức thường xuyên và rèn kĩ năng Thực hành - Luyện tập * Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ quy tắc chia, và có kĩ năng thực hành luyện tập * Cách thực hiện Xuất phát từ đặc điểm của học sinh tiểu học là các em nhanh nhớ, nhanh hiểu nhưng cũng nhanh quên nếu như giáo viên không thường xuyên kiểm tra hoặc cho các em Thực hành - Luyện tập. Vì vậy, sau khi hình thành quy tắc của từng dạng chia tôi luôn tổ chức cho học sinh học thuộc quy tắc chia ngay tại lớp, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, tổ chức cho học sinh giỏi đọc trước (có thể nhìn vào cách làm không nhìn vào ghi nhớ ) tiếp tục cho học sinh ở mức độ hoàn thành và chưa hoàn thành.
  11. 11 Sau đó, đầu tiết học của các buổi tiếp theo tôi tranh thủ kiểm tra quy tắc đã học đồng thời giao bài tập cho học sinh vận dụng quy tắc vừa học để làm. Đối với những học sinh chưa thuộc quy tắc hoặc chưa biết vận dụng quy tắc vào làm bài tập, tôi thường yêu cầu các bạn học sinh khá, giỏi tranh thủ kiểm tra hoặc kèm thêm trong những giờ ra chơi. 2.6. Biện pháp thứ năm: Giúp học sinh kiểm tra kết quả phép chia bằng cách thử lại * Mục tiêu: Giúp học sinh biết kiểm tra phép chia xem kết quả tìm được đã chính xác chưa *Cách thực hiện. Thử lại là cách tốt nhất để kiểm tra kết quả tính của mình. Vì vậy ngay từ đầu năm học, phần củng cố các phép tính với số tự nhiên đặc biệt là phép chia tôi luôn nhắc nhở các em sau khi thực hiện chia xong thì các em phải thử lại kết quả bằng cách: Lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư (nếu có), nếu kết quả bằng số bị chia thì kết quả phép chia đã tìm được là đúng, nếu thấy sai thì phải kiểm tra lại bài xem mình sai ở đâu để sửa chữa. 3. Kết quả đạt được. Qua một thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài vào quá trình dạy học, tôi thấy học sinh lớp 5A4 năm học 2020 – 2021 do tôi giảng dạy môn Toán nói chung và nhất là khả năng làm tính với phép chia số thập phân nói riêng đã được nâng cao lên rõ rệt. Bước đầu cải thiện được phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của bản thân, học sinh thật sự là chủ thể trong quá trình dạy học; các em đã có động cơ thích thú khi học toán, nhiều em đã tự mình tìm tòi học hỏi có thái độ học tập chăm chỉ không chán nản hay sợ học toán như trước. 3.1 Kết quả khảo sát chất lượng môn Toán cuối học kì 1 của lớp 5A4 Năm học 2020-2021 Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành Tổng số học sinh SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 48 35 66,6% 14 29,2% 2 4,2 % Bản thân tôi nhận thấy thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp vào thực tế giảng dạy chưa nhiều nhưng kết quả môn toán lớp tôi dạy nói chung và kĩ năng chia
  12. 12 số thập phân của các em nói riêng bước đầu đã được nâng lên rõ rệt. Đối chiếu với kết quả với lớp chưa áp dụng biện pháp so với cùng kì: Tỉ lệ học sinh Hoàn thành tốt tăng 16,6 %; tỉ lệ học sinh Hoàn thành giảm 8,3 %; tỉ lệ học sinh Chưa hoàn thành giảm 4,1 %. Do vậy, tôi có thể khẳng định rằng nếu tiếp tục áp dụng đề tài này vào quá trình dạy học một cách thường xuyên, liên tục thì sau khi học xong lớp 5, tất cả học sinh lớp tôi sẽ đạt được mục tiêu, yêu cầu về kiến thức và kỹ năng của môn Toán 5 đã đề ra. 3.2 Tác dụng của biện pháp đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của bản thân - Sự tiến bộ của học sinh trong học tập môn Toán của lớp tôi đã có sự lan tỏa mạnh mẽ trong việc thi đua dạy tốt – học tốt của nhà trường; Bản thân tôi càng vững tin hơn trong quá trình giáo dục; - Phong trào áp dụng các sáng kiến của đồng nghiệp được nhân rộng trong quá trình dạy học; - Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, khối chúng tôi ngày càng được trau dồi các kinh nghiệm, áp dụng các sáng kiến vào quá trình dạy học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đáp ứng với mong muốn của học sinh, phụ huynh và của ngành giáo dục. 4. Kết luận Để đạt được kết quả như trên, trong quá trình giảng dạy, tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: - Trong quá trình dạy học giáo viên cần nắm vững đối tượng học sinh, phân loại và có biện pháp phù hợp với từng nhóm đối tượng; - Thường xuyên kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh sau từng đơn vị kiến thức mới; có hệ thống bài tập luyện tập phù hợp với đối tượng học sinh; - Sử dụng đồng bộ các biện pháp dạy học, linh hoạt trong quá trình dạy học; - Rèn cho học sinh thói quen học tập nghiêm túc, cẩn thận, khoa học ngay từ đầu năm học, tránh để học sinh học vẹt, học đối phó, . - Tăng cường sử dụng các đồ dùng dạy học liên quan đến tiết dạy để nâng cao hiệu quả tiết dạy của mình và đạt được mục tiêu đề ra; - Liên hệ kịp thời với phụ huynh học sinh để kết hợp trong giáo dục.
  13. 13 5. Kiến nghị, đề xuất Để tiếp tục góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy học các môn học ở bậc tiểu học nói chung và môn Toán lớp 5 nói riêng, tôi rất mong được sự quan tâm của Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu nhà trường. * Đối với Tổ chuyên môn: - Cần tổ chức thường xuyên các chuyên đề cấp trường để giáo viên có cơ hội học hỏi các bạn đồng nghiệp. - Thường xuyên trao đổi, đóng góp, xây dựng phương pháp dạy học. * Đối với nhà trường: - Tổ chức các cuộc hội thảo để giải đáp những vướng mắc của giáo viên, có những tư vấn và hướng dẫn phương pháp và cách làm có hiệu quả cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học. - Thư viện nhà trường hàng năm bổ sung thêm các loại sách tham khảo bổ trợ môn toán để học sinh có tài liệu tham khảo nâng cao vốn hiểu biết về toán học. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân rút ra từ thực tế quá trình dạy học. Tuy bước đầu đã có hiệu quả đáng kể nhưng rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp để các biện pháp này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Suối Hoa, ngày 25 tháng 10 năm 2021 Người viết Vũ Phương Thảo
  14. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK và SGV môn Toán lớp 5. 2. Phương pháp dạy học các môn học lớp 5 (tập 1) 3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học - Lớp 5. 4. Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp Tiểu học.
  15. 15 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
  16. 16 NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GD VÀ ĐT - TP BẮC NINH