Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_d.pptx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5
- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN GIA BÌNH Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠI LAI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH LỚP 5 Giáo viên: Vũ Văn Quang Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đại Lai
- BỐ CỤC BÁO CÁO Phần I: Đặt Phần II: Nội vấn đề dung - - ThựcNêu nhữngtrạng công quan tác điểm, dạy vàmục học đích, phân động môn lực tập và đọc sự hiện cần nay thiết để nghiên - cứuMột các số biệnbiện pháppháp nângnâng caocao chấtchất lượnglượng đọcđọc hiểuhiểu cho học sinh lớp 5 - Kết luận - Kiến nghị, đề xuất
- PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Đọc hiểu văn học là quá trình cảm nhận cái đẹp, cái tinh tế của tác phẩm văn học trong mỗi con người. Nhận thức vấn đề là như vậy, nhưng một số người trong số chúng ta còn dạy theo lối dập khuân máy móc, chỉ chú trọng vào hoạt động của thầy, giảng giải quá nhiều. Vô hình chung chúng ta đã đọc hiểu hộ học sinh từ lúc nào không hay. Học sinh chỉ biết đọc hiểu theo lối chép lại cảm xúc của thầy cô mà không có sự rung động của chính mình. Các em có thể đọc rất hay, nói rất hay nhưng cái hay đó không phải từ trái tim cũng như tấm lòng của các em. Từ đó các em mất dần khả năng đọc hiểu văn học, mất đi sự tự chủ của chính mình. Như vậy các em sẽ viết văn ngày càng yếu đi, lười suy nghĩ, không có khả năng khẳng định mình. Điều đó có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập, nhận thức của trẻ cũng như trong việc hình thành và phát triển nhân cách sau này. Chính vì vậy việc xác định lại vị trí và tìm ra biện pháp nâng cao khả năng đọc hiểu văn học cho học sinh lớp 5 là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng. Điều này không chỉ giúp học sinh luyện đọc tốt và còn góp phần tạo nên kết quả học tập cao trong môn Tiếng việt. Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học 2020- 2021 tôi tiếp tục chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5 qua phân môn Tập đọc”.
- PHẦN II: NỘI DUNG Thực trạng của việc dạy tập đọc ở lớp 5 Về phía giáo viên giảng daỵ : Tập đọc đa số giáo viên chỉ chú trọng đến việc đọc, thực hiện theo các bước lên lớp, đúng quy trình mà chưa đi sâu vào phần tìm hiểu nội dung, khai thác ý đồ nghệ thuật của tác giả (mặc dù chỉ là đơn giản). Một số giáo viên lại giảng quá kĩ các từ khó, xem nhẹ phần luyện đọc nên giờ Tập đọc lại trở thành giờ Luyện từ. Hơn nữa, thỉnh thoảng giáo viên còn thụ động tỏng việc sáng tạo bài giảng của mình, dập khuôn theo giáo án đã soạn mà không linh động thay đổi phù hợp với tình hình lớp học. Về phía học sinh: Một số học sinh chưa thực sự thích đọc các tác phẩm văn học Trong bài giảng ở trên lớp, do khả năng đọc và vốn sống của học sinh còn hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến sự tiếp nhận văn học của trẻ. Vì vốn từ ngữ, vốn sống còn ít nên nhiều khi các em cắt nghĩa sai các từ, các cụm từ. Nhiều em không hứng thú lắm với tiết Tập đọc vì cho rằng cô dạy khô khan, hay gò ép học sinh vào khuôn phép, buộc phải hiểu và nhớ theo những gì cô đã dạy.
- Một số biện pháp 1. Tập cho hoc sinh thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà 2 Tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh 3. Cảm nhận hình ảnh, tái hiện hình ảnh 4.Nhận xét nhân vật, về chi tiết nhân vật và biện pháp nghệ thuật 5. Hướng dẫn học sinh đọc thành tiếng trong giờ luyện đọc 6. Khuyến khích đọc diễn cảm có sáng tạo
- Biện pháp 1: Tập cho học sinh thói quen chuẩn bị bài trước ở nhà. Sau mỗi bài học, tôi thường nhắc các em về nhà ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới ở nhà. Chia nhóm: thông thường các lớp tôi dạy có khoảng 30 học sinh, tôi thường chia các em thành 3-4 nhóm, có phân công nhóm trưởng. Tôi yêu cầu các em về nhà đọc bài, tư nghiên cứu bài trước. Hôm sau đến lớp, nếu là các tác phẩm thơ, các em sẽ tìm một bạn có thể đọc diễn cảm nhất trong nhóm lên đọc bài trước cả lớp sau đó thành viên trong lớp tự chấm điểm, nhóm nào được điểm cao nhất sẽ được tích điểm thưởng. Còn với các tác phẩm là văn xuôi, mỗi nhóm sẽ chuẩn bị hai câu hỏi để hỏi nhóm còn lại, nhóm còn lại trả lời câu hỏi và tranh luận. Với cách làm này, các em có thể tự do tìm hiểu, sáng tạo và hiểu theo cách hiểu chủ động của mình. Trò chơi hỗ trợ nhau: Cách làm này tôi vẫn cho các em học sinh của mình chia theo nhóm. Lần lượt thành viên của nhóm sẽ đứng lên nói về một thông tin ở trong bài, đội nào nói được nhiều thông tin nhất đội đó sẽ giành chiến thắng. Hỏi và trả lờ i: đây là cách làm trả lời nhanh các câu hỏi. Với một vài biện pháp nêu trên, tôi sẽ áp dụng linh động cho từng bài giảng của mình, tôi không yêu cầu các em hiểu hoàn toàn bài ở nhà, các em có thể hiểu theo những cách khác nhau không theo chuẩn nhưng đó là vấn đề bình thường, quan trọng nhất là các em sẽ tự mình nghiên cứu tài liệu, làm việc theo nhóm và có những hình dung cơ bản nhất về bài học, từ đó có thể tạo thêm niềm cảm hứng trong việc học môn Tập đọc.
- Biện pháp 2: Tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh. Đọc thầm văn bản trong lần đọc đầu ở lớp: Đây là hình thức đọc có ưu thế hơn hẳn đọc thành tiếng vì: + Nhanh hơn đọc thành tiếng từ 1,5 - 2 lần. + Dễ tiếp nhận, thông hiểu nội dung văn bản vì học sinh không chú ý đến việc phát âm mà chỉ tập trung để hiểu nội dung điều mình đọc. Hướng dẫn tìm hiểu chủ đề và nội dung chính của bài: Để xác định đề tài của văn bản nhiều khi cần hướng dẫn học sinh dựa vào chủ điểm của bài tập đọc hoặc dựa vào tranh minh họa để đoán về đề tài. Tôi sẽ hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác để xác định được đề tài: - Hướng dẫn học sinh chỉ cần lướt mắt trên dòng ghi tên bài, những dòng có tên người, tên công việc chính,chú ý những chữ in đậm, in nghiêng, - Phát biểu đề tài của bài: Cần cho các em phân biệt hai kiểu văn bản để sử dụng các từ ngữ phát biểu cho phù hợp:
- Biện pháp 2: Tổ chức quá trình đọc hiểu cho học sinh. Hướng dẫn hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài là yêu cầu đầu tiên với người đọc. Sách -Tiếng Việt 5 bước đầu hướng dẫn học sinh hiểu cách cảm nhận nghĩa cuả các từ ngữ trong văn cảnh cụ thể như sau:. Ví dụ: Bài “Hạt gạo làng ta” sách TV 5 tập 1. Học sinh phải trả lời câu hỏi: Vì sao tác giả gọi hạt gạo là hạt vàng? Với câu hỏi này,học sinh chỉ cần dựa vào những điều tác giả muốn nói trong từng khổ thơ ( Hạt gạo kết đọng bao hương vị tinh túy của đất trời và tiếng lòng con người, hạt gạo được làm nên từ bao công sức của bao con người, hạt gạo góp phần làm nên chiến thắng chung của dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước).Từ đó các em hiểu được giá trị của hạt gạo là hạt vàng.
- Biện pháp 3: Cảm nhận hình ảnh, tái hiện hình ảnh. Một trong những đặc điểm của văn bản nghệ thuật là giàu hình ảnh Tiếng Việt 5 dạy cho các em biết cảm nhận hình ảnh trong các tác phẩm văn học, cảm nhận được những hình ảnh gợi ra từ ngôn từ nghệ thuật .Các câu hỏi đưa ra cho học sinh thường đã hàm chứa gợi ý để các em có thể tự cảm nhận được các hình ảnh trong bài học. Ví dụ: +Trong bài “Sắc màu em yêu” Tiếng việt 5 tập 1.Câu hỏi 2 của bài có hỏi: Mỗi sắc màu gợi ra hình ảnh nào? Với yêu cầu này giáo viên hướng dẫn học sinh qua các hình ảnh: - Màu đỏ tượng trưng cho màu máu, màu cờ Tổ quốc. - Màu xanh tương trưng cho màu của đồng bằng, rừng núi, biển, bầu trời - Màu vàng tương trưng cho màu của lúa chín, hoa cúc mùa thu, nắng Thực tế trong quá trình dạy học, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu, cảm nhận các hình ảnh trong bài văn, bài thơ, trong các tác phẩm mà các em được học
- Biện pháp 4. Nhận xét về nhân vật, về chi tiết nhân vật, biện pháp nghệ thuật. Nhâṇ xét về nhân vâṭ . Việc luyện cho học sinh biết nhận xét nhân vật, chi tiết, biện pháp nghệ thuật là rất cần thiết bởi nó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình đọc hiểu và học tập. Thông qua đó học sinh biết bộc lộ cảm xúc, cách nghĩ của mình trước những vấn đề của cuộc sống. Trong nhiều bài tập đọc: học sinh được khuyến khích phát biểu nhận xét riêng của mình về nhân vật (cử chỉ, lời nói, hành động, phẩm chất ), về các biện pháp nghệ thuật làm nên cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Nhận biết về tư tưởng, tình cảm của tác giả. Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới bạn đọc. Người đọc cần phải cảm nhận được thông điệp đó mới thực sự thấu hiểu tác phẩm. Tiếng Việt 5 đã chú ý tới việc luyện cho hoc sinh biết chia sẻ cảm xúc, tâm tình với tác giả và ý thức tìm hiểu khám phá những điều tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Nhiều câu hỏi của bài Tập đọc yêu cầu học sinh bộc lộ cảm nhận của mình về tâm trạng, cảm xúc, thái độ, nỗi lòng của nhà văn, nhà thơ.
- Biện pháp 4. Nhận xét về nhân vật, về chi tiết nhân vật, biện pháp nghệ thuật. Hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của các nhà văn gửi tới người đọc. Người đọc phải cảm nhận được thông điệp đó mới thực sự thấu hiểu được tác phẩm. Đối với những câu hỏi trên GV định hướng cho học sinh khi đọc một văn bản nghệ thuật, cần phải biết đồng cảm với tác giả. Để trả lời những câu hỏi về tình cảm, thái độ của tác giả gửi trong tác phẩm của mình
- Biện pháp 5: Hướng dẫn học sinh luyện đọc thành tiếng trong giờ Tập đọc Đối với văn bản nghệ thuật: Giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm thông qua việc dẫn dắt, gợi mở học sinh thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc phù hợp với hình ảnh, cảm xúc trong bài trong bài văn, đoạn kịch hay bài thơ. Đọc diễn cảm còn phụ thuộc vào sự cảm nhận riêng của từng cá nhân học sinh. Chính vì vậy giáo viên cần khuyến khích học sinh đọc sáng tạo, không nên áp đặt một cách đọc khuôn mẫu. Giáo viên tổ chức luyện đọc thành tiếng qua nhiều hình thức: Đọc cá nhân( đọc riêng lẻ, đọc nối tiếp từng câu, đoạn, ); đọc đồng thanh khi cần thiết trong trường hợp cần khắc sâu ấn tượng về nhịp điệu đọc của đoạn văn, bài thơ; giúp học sinh dễ dàng ghi nhớ đoạn văn, bài thơ cần đọc thuộc. Thay đổi hoạt động trong giờ học, tạo không khí hào hứng cho lớp học. Tổ chức cho học sinh đọc phân vai( phối hợp nhiều học sinh đọc và mỗi học sinh diễn tả được một trạng thái tâm lí của một nhân vật ).
- Biện pháp 6: Khuyến khích đọc diễn cảm có sáng tạo . - Hướng dẫn học sinh luyện tập để từng bước đạt yêu cầu theo các mức độ từ thấp đến cao như sau: -Biết nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng (từ ngữ gợi tả , gợi cảm, từ làm nổi bật ý chính, ) - Biết thể hiện ngữ điệu (sự thay đổi về tốc độ, cao độ, trường độ, cường độ,.) phù hợp với từng loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm. - Biết đọc phân biệt lời kể của tác giả với lời nhân vật. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật phù hợp với lứa tuổi, tính cách (già, trẻ, người tốt, người xấu, ) - Biết sử dụng ngữ điệu phù hợp với tình huống miêu tả trong văn bản hay thái độ cảm xúc cuả tác giả (vui, buồn, giận dữ, )
- Kết quả đạt được Qua việc áp dụng các giải pháp trên vào giảng dạy tôi thấy: -Vốn từ của học sinh được cung cấp nhiều thêm. Đa số học sinh hiểu đúng nghĩa của từ hơn. - Học sinh đã sử dụng từ chính xác hơn, hay hơn và đặc biệt là viết câu đúng về phong cách của một văn bản nghệ thuật. - Học sinh hiểu được nội dung của bài học, khắc sâu kiến thức, cảm thụ tốt văn học - Học sinh ham thích đọc bài đọc
- Khảo sát thực tế Lần Sĩ số Đạt Chưa đạt 1 29 em 15 em 14 em 2 29 em 26 em 3 em
- Kết luận Là một giáo viên trong trường, tôi luôn cố gắng và mong muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho giáo dục với phương châm “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc hiểu cho học sinh Lớp 5 qua phân môn Tập đọc” được viết với mong muốn thực hiện tốt nhiệm vụ rèn kỹ năng đoc̣ hiểu cho học sinh góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện. Qua hơn một năm nghiên cứu và kết hợp thực hiện tại trường tiểu học tôi nhận thấy vấn đề mới trong sáng kiến kinh nghiệm của bản thân đưa ra và giải quyết so với các sáng kiến kinh nghiệm trước đây có tính khả thi cao, khi đưa vào ứng dụng thực tế đã đạt hiệu quả tốt.Tuy nhiên, do năng lực có hạn nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi sơ xuất, kính mong được các thầy cô giáo và các bạn giúp đỡ, góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
- Kiến nghị, đề xuất: a. Đối với tổ/ nhóm chuyên môn: - Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi về phân môn tập đọc. Chia sẻ kinh nghiệm của những người đi trước cho thế hệ trẻ học tập. b. Đối với lãnh đạo nhà trường: Thường xuyên sưu tầm tài liệu, sách tham khảo để tạo điều kiện cho giáo viên bồi dưỡng có nhiều tài liệu hướng dẫn học sinh đọc hiểu. - Tăng cường chuyên đề về dậy phân môn tập đọc để các đồng nghiệp có thể học hỏi lẫn nhau nhiều hơn. c. Đối với Phòng GDĐT - Phòng Giáo dục cần tăng cường tổ chức các tiết dạy đọc hiểu trong các buổi chuyên đề, hội thảo để đúc rút kinh nghiệm, học tập lẫn nhau và cần tập trung vào những vấn đề mà giáo viên còn gặp khó khăn