Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day.pdf
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh Lớp 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho Trường Tiểu học Hoà Tiến Thứ 5, 23/02/2023 | 10:22 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 Toán chuyển động đều là kiến thức mới và tương đối khó với học sinh, nó không chỉ dừng lại ở một số dạng bài đơn giản mà còn có những dạng bài phức tạp cần sự suy luận. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh lớp 5 : Biện pháp 1: Dạy giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản: 1. 1. Hướng dẫn học sinh hiểu rõ bản chất mối quan hệ giữa các đại lượng vận tốc, quãng đường, thời gian: Khi dạy bài mới, qua ví dụ, bài toán cụ thể tôi giúp học sinh hiểu rõ ý nghĩa của từng đại lượng. Sau đó yêu cầu học sinh tự rút ra công thức tính các đại lượng đó. Chẳng hạn, khi dạy về vận tốc qua bài tập cụ thể tôi giúp học sinh hiểu vận tốc của một chuyển động là quãng đường chuyển động đó đi được trong 1 đơn vị thời gian. Từ đó, học sinh tự rút ra công thức tính vận tốc: v = s : t (v: vận tốc của chuyển động, s: quãng đường đi được, t: Thời gian) Đồng thời tôi giúp học sinh nắm vững mối quan hệ giữa các đại lượng vận tốc quãng đường, thời gian. - Khi đi cùng vận tốc thì quãng đường tỉ lệ thuận với thời gian (Quãng đường càng dài thì thời gian đi càng lâu ). - Khi đi cùng thời gian thì quãng đường tỉ lệ thuận với vận 1 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho tốc (Quãng đường càng dài thì vận tốc càng lớn ) - Khi đi cùng quãng đường thì thời gian tỉ lệ nghịch với vận tốc ( Thời gian ngắn thì vận tốc nhanh, thời gian dài thì vận tốc chậm ). * Trong quá trình dạy học hình thành quy tắc, công thức tính tôi đặc biệt lưu ý học sinh những vấn đề sau để học sinh tránh được những nhầm lẫn khi làm bài. - Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và đơn vị thời gian. - Đơn vị thời gian phụ thuộc vào đơn vị quãng đường và vận tốc. - Đơn vị quãng đường phụ thuộc vào đơn vị vận tốc và thời gian. - Các đơn vị của đại lượng khi thay vào công thức phải tương ứng với nhau. Số đo thời gian khi thay vào công thức phải viết dưới dạng số tự nhiên, số thập phân, phân số. 1. 2. Rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh. Tôi nhận thấy một sai lầm mà nhiều học sinh mắc phải khi giải toán chuyển động đều đó là các em chưa nắm vững cách đổi đơn vị đo thời gian. Hầu hết các bài toán chuyển động đều yêu cầu phải đổi đơn vị đo trước khi tính toán. Tôi chủ động cung cấp cho học sinh cách đổi như sau: * Giúp học sinh nắm vững bảng đơn vị đo thời gian, mối liên hệ giữa các đơn vị đo cơ bản. 1 ngày = 24 giờ. 1 giờ = 60 phút. 1 phút = 60 giây. * Cách đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn. VD: 30 phút = giờ 2 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho - Hướng dẫn học sinh nhận biết là đổi từ đơn vị nhỏ ra đơn vị lớn ta làm phép chia: Vì 1giờ = 60 phút, nên ta lấy 30 : 60 = 0,5 Vậy 30 phút = 0,5 giờ. * Cách đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ. VD: Đổi 34 giờ = . phút. - Hướng dẫn học sinh nhận biết là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ ta làm phép nhân: .Vì 1giờ = 60 phút, nên ta lấy 34 x 60 = 45. Vậy 34 giờ = 45 phút. * Cách đổi từ km/giờ sang km/phút sang m/phút. VD: 120 km/giờ = km/phút = m/phút. Bước 1: Thực hiện đổi từ km/giờ sang km/phút. - Thực hiện đổi 120 km/giờ = km/phút. - Tỉ số 2 đơn vị giờ và phút là 60 ta lấy 120 : 60 = 2 * Vậy 120 km/giờ = 2 km/phút. Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/giờ sang km/phút ta lấy số phải đổi chia cho 60. Bước 2: Thực hiện đổi từ km/phút sang m/phút. - Đổi 2 km/phút = m/phút. - Vì 1km = 1000 m , nên 2 x 1000 = 2000. * Vậy 2 km/phút = 2000 m/phút. Ghi nhớ cách đổi: Muốn đổi từ km/phút sang m/phút ta lấy số phải đổi nhân với 1000. 3 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho Vậy 120 km/giờ = 2 km/phút = 2000 m/phút. * Cách đổi từ m/phút sang km/phút, sang km/giờ. Ta tiến hành ngược với cách đổi trên. Ví dụ: 2000 m/phút = km/phút = km/giờ. - Vì 1km = 1000 m, nên 2000 : 1000 = 2 Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút. - Lại có 1 giờ = 60 phút, nên 2 x 60 = 120. Vậy 2 km/phút = 120 km/giờ. Vậy 2000 m/phút = 2 km/phút = 120 km/giờ. 1. 3. Giúp học sinh phân biệt thời gian và thời điểm: Thông qua ví dụ cụ thể về xem giờ và quá trình học tập, sinh hoạt tôi cho học sinh tự nhận thấy và phân biệt thời gian với thời điểm. Chẳng hạn, khi kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ số 2 là thời điểm 2 giờ. Còn em học bài từ 7 giờ (thời điểm) đến 9 giờ (thời điểm) thì thời gian học của em là 2 giờ. Biện pháp 2: Nhận dạng các bài toán về chuyển động đều Ta chia bài toán chuyển động đều ở lớp 5 làm hai loại như sau: 3. 1. Loại đơn giản (giải trực tiếp bằng công thức cơ bản): có 3 dạng bài toán cơ bản như sau: 3.1. 1. Dạng 1: Cho biết vận tốc và thời gian chuyển động, tìm quãng đường. Công thức giải: Quãng đường = vận tốc x thời gian. Ví dụ: Một người đi xe đạp trong 15 phút với vận tốc 15,2km/giờ. Tính quãng đường đi được của người đó? 4 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho 3. 1. 2. Dạng 2: Cho biết quãng đường và thời gian chuyển động, tìm vận tốc. Công thức giải: Vận tốc = quãng đường : thời gian Ví dụ: Một người đi xe máy đi trong 3 giờ được 105km. Tính vận tốc của người đi xe máy. 3. 1. 3. Dạng 3: Cho biết vận tốc và quãng đường, tìm thời gian. Công thức giải: Thời gian = quãng đường : vận tốc. Ví dụ: Vận tốc bay của một con chim đại bàng là 96km/ giờ. Tính thời gian con đại bàng đó bay được 72 km? * Lưu ý cho học sinh: Phải chọn đơn vị đo thích hợp trong các công thức tính. Chẳng hạn nếu quãng đường chọn đo bằng km, thời gian đo bằng giờ thì vận tốc phải đo bằng km/giờ. 3. 2. Loại phức tạp (giải bằng công thức suy luận): Từ các dạng toán cơ bản ta có 4 dạng toán phức tạp sau ( giải bằng công thức suy luận - dành cho các tiết luyện tập, thực hành) 3. 2. 1. Dạng 1: Hai chuyển động ngược chiều nhau - Quãng đường = Tổng vận tốc x thời gian. + Công thức: s = (v1+ v2) x t. - Thời gian = Quãng đường : Tổng vận tốc. + Công thức: t = s : (v1+ v2) - Tổng vận tốc = Quãng đường : thời gian. + Công thức: (v1+v2) = s : t Ví dụ: Một xe tải đi từ A đến B với vận tốc 45km/giờ, cùng lúc đó một xe khách đi từ B đến A với vận tốc 60km/giờ. Biết quãng đường AB dài 262,5km. Hỏi sau bao lâu hai xe gặp 5 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho nhau và điểm gặp nhau cách B bao nhiêu km? Để giải được bài toán này, học sinh phải vận dụng công thức suy luận tính thời gian gặp nhau của hai động tử chuyển động đều ngược chiều: t = s : (v1 + v2) Muốn vận dụng được những công thức suy luận này thì học sinh phải nhận dạng được bài toán. Tôi đã hướng dẫn học sinh nhận dạng bằng cách : - Xác định xem bài toán có mấy chuyển động. - Biểu diễn các chuyển động trên sơ đồ đoạn thẳng. - Xét xem các động tử đó chuyển động cùng chiều hay ngược chiều. - Vận dụng công thức suy luận để tính. 3. 2. 2. Dạng 2: Hai chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau. - Tìm khoảng cách của 2 chuyển động cùng chiều đuổi kịp nhau ta lấy hiệu vận tốc nhân với thời gian đuổi kịp, ta xây dựng các công thức: s = (v2 – v1) x t. t = s : (v2 – v1) (v2 – v1)= s : t. Ví dụ: Xe máy đi từ A đến B lúc 5 giờ với vận tốc 32km/ giờ. Đến 6 giờ 15 phút một ô tô cũng bắt đầu đi từ A đến B với vận tốc 52 km/giờ. Hỏi sau bao lâu 2 xe gặp nhau và điểm gặp nhau cách A bao nhiêu km? Với bài toán này, học sinh phải vận dụng công thức suy luận tính thời gian gặp nhau của hai động tử chuyển động đều cùng chiều: t = s : (v2 – v1) - Muốn vận dụng được những công thức suy luận này thì học sinh phải nhận dạng được bài toán. 6 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho 3. 2. 3. Dạng 3: Vật chuyển động trên dòng sông. - V xuôi dòng = V riêng + V dòng nước. - V ngược dòng = V riêng – V dòng nước. - V dòng nước = (V xuôi dòng + V ngược dòng) : 2. Ví dụ: Một con thuyền đi với vận tốc 7,2km/giờ khi nước lặng, vận tốc của dòng nước là 1,6km/giờ. a, Nếu thuyền đi xuôi dòng thì sau 3,5 giờ sẽ đi được bao nhiêu km? b, Nếu thuyền đi ngược dòng thì cần bao nhiêu thời gian để đi được quãng đường như khi xuôi dòng trong 3,5 giờ? Với bài toán này, Tôi đã hướng dẫn học sinh giải bài toán như sau: Giải Vận tốc của thuyền khi xuôi dòng là : 7,2 + 1,6 = 8,8 (km/giờ) Quãng đường con thuyền đi sau 3,5 giờ là: 8,8 x 3,5 = 30,8 (km) Vận tốc của thuyền khi đi ngược dòng là: 7,2 - 1,6 = 5,6 (km/giờ) Thời gian của thuyền khi đi ngược dòng là: 30,8 : 5,6 = 5,5 (giờ) Đáp số: a) 30,8 km b) 5,5 giờ 3. 2. 4. Dạng 4: Bài toán chuyển động dạng “Vòi nước chảy vào bể” - Với loại toán này thường có 3 đại lượng chính là: 7 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho + Thể tích của nước- ta coi tương tự như tính với quãng đường s, thể tích này thường tính theo lít hoặc m3 hay dm3. + Lưu lượng nước vận dụng công thức tính tương tự như với vận tốc v, đại lượng này thường tính theo đơn vị lít/phút hoặc lít/ giây + Đại lượng thứ ba là thời gian Cách giải loại toán này ta phải áp dụng công thức sau: Thể tích = Lưu lượng x Thời gian Thời gian = Thể tích : Lưu lượng Lưu lượng = Thể tích : Thời gian Ví dụ: Một cái bể rộng chứa được 5130 lít nước. Lúc 6 giờ 20 phút cho hai vòi chảy vào bể, vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 50 lít nước, vòi thứ hai mỗi phút chảy được 45 lít nước. Hỏi đến mấy giờ thì đầy bể. Giải: Trong 1 phút cả hai vòi chảy được vào bể số lít nước là: 50 + 45 = 95 ( lít ) Thời gian để hai vòi chảy đầy bể là: 5130 : 95 = 54 (phút) Thời điểm bể nước đầy là: 6 giờ 20 phút + 54 phút = 7 giờ 14 phút Đáp số : 7 giờ 14 phút Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh nắm chắc các bước giải toán. Toán chuyển động đều là loại toán có lời văn tương đối trừu tượng đối với học sinh tiểu học. Nhưng đây là nội dung kiến thức hay có tác dụng rất tốt trong việc củng cố các kiến thức về số học và phát triển khả năng tư duy cho học sinh. Để 8 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho học sinh giải và trình bày bài giải đúng, ngắn gọn, chặt chẽ, mạch lạc các bài toán dạng này tôi đã hướng dẫn học sinh theo 4 bước như sau: + Bước 1 : Tìm hiểu đề. - Yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề toán, xác định đâu là cái đã cho, đâu là những cái phải tìm. - Hướng dẫn học sinh tập trung suy nghĩ vào những từ quan trọng của đề toán, từ nào chưa hiểu ý nghĩa phải tìm hiểu ý nghĩa của nó. - Hướng dẫn học sinh cần phát hiện rõ những gì thuộc về bản chất của đề toán, những gì không thuộc về bản chất của đề toán để hướng học sinh vào chỗ cần thiết. - Hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bằng sơ đồ, hình vẽ, kí hiệu, ngôn ngữ ngắn gọn. Sau đó yêu cầu học sinh dựa vào tóm tắt để nêu lại nội dung đề toán. + Bước 2 : Xây dựng cách giải. Từ tóm tắt đề, thông qua đó giúp học sinh thiết lập mối quan hệ giữa cái đã cho và cái phải tìm. ở đây cần suy nghĩ xem : Muốn trả lời câu hỏi của bài toán thì cần biết những gì? Cần phải làm những phép tính gì? Trong những điều ấy cái gì đã biết, cái gì chưa biết? Muốn tìm cái chưa biết ấy thì lại phải biết cái gì? Cứ như thế ta đi dần đến những điều đã cho trong đề toán. Từ những suy nghĩ trên học sinh sẽ tìm ra con đường tính toán hoặc suy luận đi từ những điều đã cho đến đáp số của bài toán. - Đây là một bước rất quan trọng và vai trò của người giáo viên là đặc biệt quan trọng. Để phát huy được tính tích cực, khả năng sáng tạo của học sinh tôi đã tổ chức, hướng dẫn, gợi cho học sinh những nút thắt quan trọng để học sinh thảo luận, tìm cách giải quyết tháo những nút thắt đó. 9 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho + Bước 3 : Thực hiện cách giải. - Dựa vào kết quả phân tích bài toán ở bước hai, xuất phát từ những điều đã cho trong đề toán học sinh lần lượt thực hiện giải bài toán. - Lưu ý học sinh trình bày bài giải khoa học, lập luận chặt chẽ, đủ ý, + Bước 4 : Kiểm tra kết quả. - Học sinh thực hiện thử lại từng phép tính cũng như đáp số xem có phù hợp với đề toán không. Cũng cần soát lại câu lời giải cho các phép tính, các câu lập luận đã chặt chẽ đủ ý chưa. Ví dụ : Lúc 7 giờ sáng, một ô tô tải khởi hành từ A đến B với vận tốc 65 km/giờ. Đến 8 giờ 30 phút một xe ô tô chở khách đi từ B về A với vận tốc 75 km/giờ. Hỏi sau mấy giờ thì 2 xe gặp nhau? Biết A cách B là 657,5 km. * Bước 1 : Tìm hiểu đề. - Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề, xác định những cái đã biết,những cái cần tìm. - Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng. 657,5 km 7 giờ 8 giờ 30 phút A C B 65 km/giờ 75 km/giờ - Học sinh dựa vào sơ đồ tóm tắt để nêu lại đề toán. * Bước 2 : Xây dựng cách giải. Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận các câu hỏi gợi ý 10 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho sau: - Trong bài toán này em thấy có mấy động tử chuyển động và nó chuyển động như thế nào với nhau ? (Có 2 động tử chuyển động trên cùng một quãng đường, đây là chuyển động ngược chiều gặp nhau, xuất phát không cùng một lúc.) - Để giải được bài toán này cần chuyển về bài toán dạng nào? (Dạng toán 2 động tử chuyển động ngược chiều gặp nhau, xuất phát cùng một lúc) - Làm cách nào để có thể chuyển về dạng toán đó? (Tìm xem đến 8 giờ 30 phút khi xe khách xuất phát thì xe tải đã đi được bao nhiêu km, quãng đường còn lại hai xe còn phải đi là bao nhiêu ?) - Để tìm được thời gian gặp nhau ta làm như thế nào ? (Lấy quãng đường chia cho tổng vận tốc) * Bước 3 : Trình bày bài giải. Học sinh trình bày bài giải. Bài giải Khi ô tô khách xuất phát thì ô tô tải đã đi được thời gian là: 8 giờ 30 phút – 7 giờ = 1 giờ 30 phút Đổi : 1 giờ 30 phút = 1,5 giờ Khi ô tô khách xuất phát thì ô tô tải đã đi được quãng đường là: 65 x 1,5 = 97,5 (km) Quãng đường còn lại 2 xe phải đi là : 657,5 – 97,5 = 560 (km) Sau 1 giờ cả 2 xe đi được : 65 + 75 = 140 (km) Thời gian để 2 ô tô gặp nhau là : 11 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho 560 : 140 = 4 (giờ) Đáp số : 4 giờ * Bước 4 : Kiểm tra đánh giá kết quả. Học sinh tự kiểm tra kết quả hoặc đổi vở để kiểm tra kết quả của nhau. Học sinh thử lại kết quả dựa vào các dữ liệu đã cho của bài toán. Chẳng hạn : Quãng đường ô tô tải đi là : AC = 65 x (4 + 1,5) = 357,5 (km) Quãng đường ô tô khách đi là : BC = 75 x 4 = 300 (km) Quãng đường AB là : 357,5 + 300 = 657,5 (km) (Đúng theo đề bài) Biện pháp 4: Tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập Một trong những đòi hỏi quan trọng giúp việc giải toán chuyển động đều đạt hiệu quả là giáo viên cần tạo hứng thú học tập cho học sinh. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng mạnh dạn, tự tin hơn. Chính sự khen ngợi đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp. Để từ đó các em phát huy được năng lực tự học – tự giải quyết vấn đề, bài học của mình. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập đầu giờ, giữa các tiết học và hoạt động củng cố: Trò chơi tiếp sức đồng đội; trò chơi gió thổi, gió thổi; trò chơi hái hoa dân chủ, trò chơi gọi thuyền cũng là một yếu tố quan trọng. Khi thực hiện các trò 12 of 13 8/26/2024, 10:58 AM
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy giải toán chuyển động đều cho chơi sẽ giúp học sinh mạnh dạn hơn khi hợp tác làm việc nhóm, giúp các em có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, hiệu quả hơn. Tác giả:Trường Tiểu học Hoà Tiến 13 of 13 8/26/2024, 10:58 AM