Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doi_don_v.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh Lớp 5
- UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ THUẬN THÀNH TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH KHƯƠNG TÊN BIỆN PHÁP: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG ĐỔI ĐƠN VỊ ĐO ĐẠI LƯỢNG CHO HỌC SINH LỚP 5 Họ và tên: Nguyễn Thị Huyền Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Khương Thanh Khương, ngày 10 tháng 11 năm 2023
- 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Ở cấp Tiểu học, môn Toán có vai trò đặc biệt quan trọng. Cùng với các môn học khác, môn Toán góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển tư duy của học sinh. Toán học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Các kiến thức, kỹ năng của môn Toán có nhiều ứng dụng trong đời sống, giúp học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Ở tiểu học, đối với mạch kiến thức về đại lượng và đo đại lượng, các em đã được làm quen từ lớp 1 và hoàn chỉnh ở lớp 5. Các bài tập về chuyển đổi đơn vị đo đại lượng mang tính khái quát cao. Đó là một trong những bài tập có tác dụng rèn luyện tư duy tốt góp phần không nhỏ vào kết quả học tập môn Toán của học sinh. Song đối với lứa tuổi tiểu học, hoạt động nhận thức chủ yếu dựa vào dấu hiệu bên ngoài, chưa nhận thức rõ thuộc tính đặc trưng của sự vật. Do đó học sinh rất khó khăn trong việc nhận thức đại lượng. Thực tế qua nhiều năm giảng dạy mạch kiến thức về đại lượng và đo đại lượng, tôi thấy học sinh còn hay quên hoặc lẫn lộn tên gọi của các đơn vị đo đại lượng, lúng túng khi đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn và ngược lại; đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại. Điều này dẫn đến thao tác tính toán của học sinh chưa nhanh, làm chậm quá trình giải các dạng toán lời văn có nội dung hình học. Do đó kết quả học tập môn Toán của học sinh chưa cao. Mặt khác, vì kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng còn hạn chế nên học sinh khó hình dung kích thước, hình dạng của các biểu tượng hình học ngoài thực tế, áp dụng tính toán chưa linh hoạt. Điều này làm tôi băn khoăn trăn trở: làm thế nào để học sinh nhớ được các đơn vị đo đại lượng, các em biết đổi và vận dụng chúng vào trong cuộc sống một cách thành thạo. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cùng với mong muốn được học hỏi, muốn có cơ hội để tích luỹ thêm kinh nghiệm cho bản thân nên tôi mạnh dạn tìm hiểu, nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5” và chia sẻ cùng đồng nghiệp. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề a) Thuận lợi: - Về cơ sở vật chất: Chúng tôi đã được nhà trường tạo điều kiện tốt nhất về phòng học, đồ dùng, trang thiết bị và tài liệu dạy học. - Về giáo viên: + Bản thân tôi được tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, các buổi sinh hoạt chuyên môn do phòng Giáo dục và Đào tạo, nhà trường tổ chức nên đã được giao lưu học hỏi và đã cập nhật được mục tiêu, nội dung chương trình để tiếp cận với chương trình Giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. + Giáo viên được phân công phụ trách khối lớp 5 có kinh nghiệm nhiều năm công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá tốt; hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.
- 2 - Về học sinh: 100% học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. b) Khó khăn: - Về phía giáo viên: Một số giáo viên đầu tư cho từng tiết dạy chưa nhiều. Trong giờ dạy toán, việc tìm và sáng tạo phương pháp, biện pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu bài học và đối tượng học sinh còn hạn chế. - Về phía học sinh: + Tình trạng học sinh tiếp thu kiến thức còn thụ động, ít chịu khó suy nghĩ, tìm tòi cách học để nhớ lâu kiến thức vẫn còn khá phổ biến. + Nhiều em gặp khó khăn khi đổi các số đo đại lượng từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại + Một số em còn nhầm lẫn tên gọi, mối quan hệ giữa đơn vị của bảng đơn vị này với bảng đơn vị khác. c) Tính cấp thiết: Việc rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5 là việc làm rất cần thiết nhằm tạo nên sự hứng thú, tích cực, chủ động và sáng tạo cho các em khi học môn Toán. Đồng thời góp phần hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh tiểu học. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm tại lớp 5B năm học 2022 - 2023 do tôi chủ nhiệm: Thuộc và nêu đúng Hiểu và biết Đổi các đơn vị Chưa đổi được hoặc tên các bảng đơn vị đổi các đơn vị đo đại lượng đổi được nhưng chưa đo đại lượng đã học đo đại lượng thành thạo thạo các đơn vị đo đại TSHS lượng SL TL SL TL SL TL SL TL (%) (%) (%) (%) 33 23 69,7 19 57,6 16 48,5 17 51,5 Kết quả trên cho thấy: tỉ lệ học sinh chưa đổi được hoặc đổi được nhưng chưa thành thạo các đơn vị đo đại lượng còn khá nhiều. Tôi đã tiến hành tìm hiểu thì nhận thấy có thể do một số nguyên nhân như: + Các em thường hiếu động nhanh nhớ nhưng mau quên. Mà tên của những đơn vị đo đại lượng lại khó nhớ, ít được thường xuyên lặp lại, dẫn đến khi học lên lớp trên nhiều em nêu không đúng tên của đơn vị đo đã học. + Học sinh có thói quen học vẹt, không hiểu bản chất của vấn đề nên bị nhầm lẫn mối quan hệ của các đơn vị đo. 2. Biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo cho học sinh lớp 5 2.1. Biện pháp 1: Học sinh học thuộc các bảng đơn vị đo đại lượng. * Mục đích: Giúp học sinh học thuộc thứ tự các đơn vị, nắm vững được mối quan hệ giữa các đơn vị đo.
- 3 * Cách thực hiện: - Sau khi hình thành từng bảng đơn vị đo đại lượng, tôi giao nhiệm vụ cho các bạn trưởng bàn để hằng ngày học sinh đến lớp kiểm tra lẫn nhau. Học sinh có thể đọc theo thứ tự từ đơn vị lớn đến đơn vị bé và ngược lại. - Để học sinh nắm vững được mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau và giữa các đơn vị khác nhau trong một bảng đơn vị đo đại lượng, tôi tổ chức cho học sinh các tổ thi tài lẫn nhau bằng cách hỏi đáp về mối quan hệ giữa các đơn vị đo vào phần Khởi động của tiết học, trong giờ học hoặc giờ ra chơi để các em vừa chơi, vừa học nhưng lại có thể củng cố và ghi nhớ kiến thức. 2.2. Biện pháp 2: Chia thành các nhóm, các dạng bài tập. * Mục đích: Giúp học sinh phân biệt được các nhóm đơn vị đo đại lượng, qua đó tránh nhầm lẫn tên gọi các đơn vị, có cách đổi đúng, đổi nhanh với từng nhóm. * Cách thực hiện: Các bài tập đổi đơn vị đo đại lượng ở lớp 5 có thể chia thành 4 nhóm như sau: Nhóm 1: Đổi đơn vị đo độ dài và khối lượng Nhóm 2: Đổi đơn vị đo diện tích Nhóm 3: Đổi đơn vị đo thể tích Nhóm 4: Đổi đơn vị đo thời gian a. Đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo khối lượng Khi đổi đơn vị đo độ dài và khối lượng, học sinh cần nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo: Hai đơn vị đo độ dài hoặc khối lượng liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 10 lần, nên khi đổi đơn vị từ lớn sang bé (hoặc từ bé sang lớn), mỗi đơn vị đo liền sau nó phải thêm (hoặc bớt) 1 chữ số 0 ở tận cùng bên phải số đó (đối với số tự nhiên) hoặc dịch chuyển dấu phẩy sang phải (sang trái) mỗi đơn vị đo 1 chữ số (đối với số thập phân). * Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn - Đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé Ví dụ: Bài 2 trang 47 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lo-gam: c) 1,5 tấn Học sinh nhẩm: 1 tấn = 1000 kg 15 15 Cách 1: 1,5 tấn = tấn = 1500 kg (Vì x 1000 = 1500) 10 10 5 Cách 2: 1,5 tấn = 1 tấn = 1 tấn 5 tạ = 1500 kg 10 - Đổi từ đơn vị bé sang đơn vị lớn Ví dụ: Bài 3 trang 44 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 302m = km Cách 1: Lập bảng đổi: km hm dam m Kết quả đổi 302m 0 3 0 2 0,302 km Cách 2: Viết dưới dạng phân số thập phân:
- 4 Học sinh có thể chuyển thành phân số thập phân và viết phân số thập phân đó dưới dạng số thập phân: 302 302 m = km= 0,302 km 1000 * Đổi từ danh số đơn sang danh số phức và ngược lại. Ví dụ 1: Bài 4 trang 45 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 12,44m = m cm Cách 1: Lập bảng đổi: m dm cm Kết quả đổi 12,44m 12 4 4 12 m 44 cm Cách 2: Viết dưới dạng hỗn số: 44 44 12,44 m = 12 m + m = 12 m = 12 m 44 cm 100 100 Ví dụ 2: Bài 1 trang 45 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 12 tấn 6 kg = tấn Cách 1: Lập bảng đổi: tấn tạ yến kg Kết quả đổi 12 tấn 6 kg 12 0 0 6 12,006 tấn Căn cứ vào số liệu đề bài, học sinh điền các giá trị vào ô tương ứng rồi căn cứ vào yêu cầu đổi mà học sinh đặt dấu phẩy và ghi kết quả cho phù hợp. Cách 2: Viết dưới dạng hỗn số: 6 12 tấn 6 kg = 12 tấn = 12,006 tấn 1000 b. Đổi đơn vị đo diện tích Cách đổi đơn vị đo diện tích giống như đổi đơn vị đo độ dài và khối lượng nhưng tôi lưu ý học sinh quan hệ giữa các đơn vị đo: Hai đơn vị đo diện tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 100 lần. Ví dụ 1: Bài 1 trang 47 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 17dm2 23cm2 = dm2 Tương tự như đơn vị đo độ dài, để tránh nhầm lẫn, tôi hướng dẫn học sinh lập bảng đổi ra nháp. dm2 cm2 Kết quả đổi 17dm2 23cm2 17 23 17,23 dm2 Hoặc các em có thể viết dưới dạng hỗn số: 23 17dm2 23cm2 = 17 dm2 = 17,23 dm2 100 Ví dụ 2: Bài 3 trang 47 - Sách giáo khoa Toán 5
- 5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 16,5 m2 = m2 dm2 Học sinh viết dưới dạng hỗn số hoặc lập bảng đổi: m2 dm2 Kết quả đổi 16,5 m2 16 50 16m2 50 dm2 Khi lập bảng chúng ta cần lưu ý: - Có thể lập cả bảng đơn vị đo hoặc tùy theo đơn vị đo trong bài tập lớn nhất là gì và nhỏ nhất là gì mà chọn số cột dọc cho phù hợp. - Giá trị của đơn vị theo đề bài phải viết đúng cột. c. Đổi đơn vị đo thể tích Cách đổi đơn vị đo thể tích giống như đổi đơn vị đo diện tích, nhưng tôi lưu ý học sinh mối quan hệ của các đơn vị đo. Trong bảng đơn vị đo thể tích, 2 đơn vị đo thể tích liền kề nhau gấp hoặc kém nhau 1000 lần. Ví dụ 1: Bài 2 trang 118 – Sách giáo khoa Toán 5 Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là xăng-ti-mét khối: 19,54m3 = cm3 Học sinh nhẩm: 1m3 = 1 000 000 cm3; 19,54 x 1 000 000 = 19 540 000 Vậy: 19,54m3 = 19 540 000 cm3 Ví dụ 2: Bài 3 trang 155 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số đo 6m3 272dm3 dưới dạng số thập phân có đơn vị là mét khối. Cách 1: Lập bảng đổi m3 dm3 Kết quả đổi 6m3 272dm3 6 272 6,272 m3 Cách 2: Viết dưới dạng hỗn số: 272 6m3 272dm3 = 6 m3 = 6,272 m3 1000 d. Đổi đơn vị đo thời gian Đây là đơn vị đo đại lượng mà học sinh hay gặp nhất trong thực tế cuộc sống hằng ngày. Vì quan hệ giữa các đơn vị của chúng không đồng nhất nên khi đổi đơn vị đo thời gian học sinh cần thuộc và ghi nhớ mối quan hệ của các đơn vị đo này trong bảng đơn vị đo thời gian rồi đổi lần lượt từng đơn vị đo bằng cách suy luận và tính toán. Đổi đơn vị đo thời gian là sự kết hợp tổng hòa các kiến thức về số tự nhiên, phân số, số thập phân và kỹ năng tính toán của học sinh. * Đổi từ danh số đơn sang danh số đơn Ví dụ 1: Bài 2 trang 131 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 3 giờ = phút Học sinh nhẩm: 1 giờ = 60 phút; 60 phút x 3 = 180 phút Vậy: 3 giờ = 180 phút
- 6 Ví dụ 2: Bài 3 trang 131 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 72 phút = giờ Học sinh nhẩm: 60 phút = 1 giờ, nên ta lấy 72 : 60 = 1,2 Vậy 72 phút = 1,2 giờ. * Đổi từ danh số phức sang danh số đơn Ví dụ 1: Bài 2 trang 131 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 4 năm 2 tháng = tháng Học sinh đổi từng phần: 1 năm = 12 tháng nên 4 năm = 12 tháng x 4 = 48 tháng 4 năm 2 tháng = 48 tháng + 2 tháng = 50 tháng Vậy: 4 năm 2 tháng = 50 tháng * Đổi từ danh số đơn sang danh số phức Ví dụ 2: Bài 2 trang 156 - Sách giáo khoa Toán 5 Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 150 giây = phút giây Học sinh nhẩm: 1 phút = 60 giây, ta sẽ hiện phép chia để tìm thương và số dư (thương tìm được sẽ là số phút và số dư tìm được là số giây). Học sinh thực hiện phép chia: 150 : 60 = 2 (dư 30) Vậy: 150 phút = 2 phút 30 giây 23. Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi học tập * Mục đích: Tạo không khí thoải mái cho tiết học, giảm bớt căng thẳng cho học sinh. * Cách thực hiện: Các tiết học Toán thường khô khan và gây căng thẳng cho học sinh vì các em phải tính toán, tư duy nhiều hơn các môn học khác. Vì vậy, tôi luôn cố gắng tìm cách tạo hứng thú cho học sinh để các em không cảm thấy mệt mỏi sau mỗi giờ học. Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất đó là tổ chức trò chơi trong giờ học Toán. Trong các giờ học luyện tập, ôn tập, tôi tổ chức cho các em làm bài tập đổi đơn vị đo đại lượng dưới hình thức trò chơi nhằm gây hứng thú cho học sinh tham gia và nâng cao hiệu quả bài làm của học sinh. * Ví dụ: Bài tập 3 trang 30 SGK Toán 5, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò chơi: Ai nhanh, ai đúng! - Tôi cho học sinh thành lập hai đội chơi, mỗi đội 3 em và hướng dẫn các em cách chơi. Hai đội thi đua điền đáp án đúng vào ô trống, đội nào nhanh nhất và đúng nhất sẽ thắng cuộc. Đúng ghi Đ, sai ghi S: a) 85 km2 60 000 m2
- 7 7 c) 4dm27cm2 = 4 dm2 10 Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho các em chia sẻ bài tập về đổi đơn vị đo dưới dạng trò chơi “Truyền điện” nhằm giúp các em có duy tốt, phản xạ nhanh với các dạng toán về đổi đơn vị đo, đồng thời khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng đầy hứng thú. 3. Kết quả đạt được Qua thời gian thực hiện biện pháp, tôi thấy học sinh có những chuyển biến rõ rệt về kĩ năng đổi đơn vị đo, các em đã biết cách đổi nhanh hơn và chính xác hơn, các em hiểu sâu và ghi nhớ kiến thức về các bảng đơn vị đo. Giảm được tình trạng học sinh bị lúng túng mỗi khi cô giáo yêu cầu kể tên các đơn vị đo hay làm các bài tập về chuyển đổi đơn vị. Số lượng học sinh đổi thành thạo các đơn vị đo đại lượng tăng lên. Học sinh đã được phát huy tính tích cực, chủ động trong lĩnh hội tri thức cũng như luyện tập thực hành. Nhiều em đã tiến bộ rõ rệt. Là giáo viên trực tiếp áp dụng biện pháp, tôi thấy kiến thức về đơn vị đo đại lượng của mình được trau dồi hơn. Qua quá trình tự tìm hiểu, học hỏi từ đồng nghiệp thì những băn khoăn, vướng mắc của tôi trong lúc giảng dạy đã được tháo gỡ. Hoạt động của cô và trò đồng bộ, nhẹ nhàng hơn. Tôi tiến hành khảo sát lại và đạt được kết quả như sau: Thuộc và nêu Hiểu và biết đổi Đổi các đơn vị Chưa đổi được hoặc đúng tên các được các đơn vị đo đo đại lượng đổi được nhưng chưa bảng đơn vị đại lượng thành thạo thạo các đơn vị đo đại đo đại lượng lượng TSHS đã học SL TL SL TL SL TL SL TL (%) (%) (%) (%) 33 30 90,8 28 84,8 28 84,8 5 15,2 4. Kết luận Qua việc nghiên cứu, triển khai và áp dụng các biện pháp rèn kĩ năng đổi đơn vị đo đại lượng cho học sinh lớp 5, tôi thấy rằng, phần lớn học sinh đã có sự thay đổi rõ nét trong tâm thế học tập đặc biệt là trong các giờ học Toán. Theo đó, chất lượng giảng dạy và giáo dục của lớp tôi chủ nhiệm được nâng lên đáng kể. Đại lượng và đo đại lượng là mạch kiến thức tương đối khó đối với học sinh, nhất là đổi đơn vị đo đại lượng. Với kết quả đã đạt được và những gì tôi mạnh dạn trình bày trong đề tài này, tôi hi vọng rằng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong giảng dạy môn toán ở lớp 5 nói riêng và nâng cao việc giáo dục toàn diện cho học sinh ở tất cả các khối lớp ở Tiểu học. 5. Kiến nghị, đề xuất a) Đối với tổ/nhóm chuyên môn
- 8 - Với ý thức cầu thị, tôi luôn mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các đồng chí trong tổ chuyên môn. b) Đối với Lãnh đạo nhà trường - Nhà trường tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để các giáo viên được học hỏi và rút kinh nghiệm cho mỗi tiết học. c) Đối với Phòng GDĐT, Sở GDĐT - Tiếp tục tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để giáo viên được giao lưu và học hỏi lẫn nhau. - Tổ chức hội thảo những sáng kiến có chất lượng để cán bộ, giáo viên học tập, trao đổi và áp dụng kinh nghiệm trên phạm vi rộng. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ Thanh Khương, ngày 10 tháng 11 năm 2023 (Ký và đóng dấu) GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Huyền