Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú tích cực cho học sinh Khối 5 trong giờ Giáo dục thể chất

docx 20 trang Vũ Hồng 27/12/2024 580
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú tích cực cho học sinh Khối 5 trong giờ Giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_tich_cuc.docx

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tạo hứng thú tích cực cho học sinh Khối 5 trong giờ Giáo dục thể chất

  1. UBND HUYỆN GIA BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN GIA BÌNH BÁO CÁO “MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ TÍCH CỰC CHO HỌC SINH KHỐI 5 TRONG GIỜ GIÁO DỤC THỂ CHẤT” Họ và tên: Lê Thị Kỳ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Gia Bình Gia Bình, ngày 30 tháng 10 năm 2022 1 Gia Bình, ngày 30 tháng 11 năm 2021
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Phần II: NỘI DUNG 4 1. Thực trạng của vấn đề 4 2. Biện pháp tạo hứng thú tích cực cho học sinhkhối 5 trong giờ 5 giáo dục thể chất. 3. Kết quả đạt được 16 4. Kết luận 19 5. Kiến nghị, đề xuất 20 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2
  3. Trong nhiều năm qua sự nghiệp giáo dục được quan tâm hơn bao giờ hết môn giáo dục thể chất cũng được chú trọng hơn . Vì những lợi ích trong việc phát triển hài hòa toàn diện về nhân cách của học sinh . Bản thân tôi là một giáo viên nhiều năm giảng dạy môn giáo dục thể chất , trong quá lên lớp tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm . Về việc làm thế nào để học sinh lớp 5 hứng thú môn giáo dục thể chất . Trong hội thi này tôi mạn phép được nêu lên “ Một số biện phát tạo hứng thú thú tích cực cho học sinh khối 5 trong giờ giáo dục thể chất ’’. PHẦN II: NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề: Trong những năm vừa qua được nhà trường phân công giảng dạy môn giáo dục thể chất, tôi nhận thấy thực trạng công tác dạy và học có những ưu điểm và hạn chế sau đây: a. Ưu điểm: Là một ngôi trường được thành lập ở trung tâm huyện, với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tâm huyết có tay nghề vững vàng và chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu, thường xuyên đôn đốc giáo viên có biện pháp kèm cặp, nâng cao chất lượng học sinh. Ngay từ đầu năm học tất cả các em đều có tương đối đầy đủ trang phục, giày thể dục, dụng cụ học tập, giúp cho học sinh hứng thú, phấn khởi hơn sau mỗi giờ học thể dục, giúp học sinh được thói quen tập luyện thể dục thể thao. b.Hạn chế: Là một ngôi trường nằm ở trung tâm huyện, nhưng điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa có nhà đa năng, sân tập gần các lớp, số lượng học sinh lớp đông, nên bị hạn chế trong quá trình tập luyện. Bên cạnh những học sinh có ý thức tập luyện tốt, thì còn rất nhiều học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tập luyện thể dục, nên nhiều em trong giờ tập còn chưa hứng thú với môn học. Qua thực tế đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở và mong muốn tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng bằng cách tạo cho các em tâm lý thoải mái nhất trong 3
  4. giờ học. Chính vì thế mà tôi lựa chọn biện pháp “Một số biện pháp tạo hứng tích cực cho học sinh khối 5 trong giờ học giáo dục thể chất ” nhằm cải thiện được tình trạng nói trên. 2. Biện pháp tạo hứng thú tích cực cho học sinh khối 5 trong giờ học giáo dục thể chất. a. Biện pháp 1: Khảo sát học sinh tình hình học sinh. *Mục tiêu: Để nắm bắt tình hình học sinh trong quá trình học để từ đó có biện pháp phù hợp với học sinh trong quá trình dạy học. *Cách thực hiện: Với biện pháp này tôi tiến hành khảo sát học sinh bằng cách phát phiếu lấy ý kiến của học sinh lớp 5: 5A, 5B năm học 2021-2022. PHIẾU KHẢO SÁT TỈ LỆ HỌC SINH HỨNG THÚ HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT Năm học 2021 - 2022 Họ và tên: Lớp : Trường: Dưới đây là 10 câu hỏi để tìm hiểu hứng thú học tập của bạn. Hãy chọn câu trả lời trong cho mỗi câu hỏi. 1.Em có thích học môn GDTC không? A. Có B. Bình thường C. Không 2.Em có hào hứng trong giờ học GDTC không? A. Có B. Bình thường C. Không 3.Em có vui vẻ chờ đón giờ GDTC không? A. Có B. Bình thường C. Không 4 Em có thấy giờ học GDTC có sức hấp dẫn không? A. Có B. Bình thường C. Không 4
  5. 5. Em có thấy thích thú khi tham gia tập luyện không? A. Có B. Bình thường C. Không 6.Em có say mê tìm với môn GDTC không? A. Có B. Bình thường C. Không 7.Em có say mê và luôn muốn làm quen với môn học giáo dục thể chất không? A. Có B. Bình thường C. Không 8. Em có thấy môn GDTC có nhiều lợi ích không? A. Có B. Bình thường C. Không 9.Em có thích chơi môn thể thao nào không? A. Có B. Bình thường C. Không 10. Em có thú vui khi tham gia chơi các môn thể thao không? A. Có B. Bình thường C. Không Kết quả tôi thu được trước khi áp dụng biện pháp như sau: Trước khi áp dụng biện pháp Mức độ khảo sát Lớp 5A Lớp 5B Số hs Tỉ lệ % Số hs Tỉ lệ % Hứng thú 7/42 16.6 6/40 15 Bình thường 20/42 47.6 18/40 45 Không hứng thú 15/42 35.8 16/40 40 Qua kết quả khảo sát trên chúng ta thấy đây tỉ lệ các em học sinh hứng thú với môn học rất thấp, tỉ lệ học sinh không hứng thú với môn học khá cao nên cần khắc phục ngay để các em có hứng thú, say mê với môn học. Từ đó dẫn đến kết quả chất lượng học sinh như sau: *Khảo sát chất lượng: 5
  6. Trước khi áp dụng biện pháp Lớp 5A Lớp 5B Mức độ thao tác Số hs Tỉ lệ % Số hs Tỉ lệ % Thực hiện đúng đẹp 8/42 19 6/40 15 động tác. Thực hiện đúng động 12/42 28.5 12/40 30 tác. Thực hiện động tác còn 15/42 35.7 16/40 40 chậm. Chưa biết thực hiện 7/42 16.8 6/40 15 đúng động tác. Biện pháp 2: Kết hợp linh hoạt các hình thức dạy và học. *Mục tiêu: Giúp học sinh có tâm lý thoải mái khi học, giải tỏa áp lực căng thẳng cho học sinh để học sinh tiếp thu bài tốt hơn, tạo tiền đề để các em học bài các môn khác được hiệu quả. Giúp giáo viên tăng cường được các hình thức dạy học, vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học đa dạng hơn. *Cách thực hiện: Để giúp học sinh có hứng thú học môn giáo dục thể chất tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người cố vấn, trọng tài gợi mở cho học sinh để vận dụng tích cực phát triển bản thân và phát triển thể chất đưa các em đi vào một tiết học với không khí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng. a. Khơi dậy hứng thú học tập của học sinh: Một trong số rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc học sinh không hứng thú với môn học này là do các em chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của môn học. Để giúp học sinh có hứng thú học môn Giáo dục thể chất tôi luôn lấy học sinh làm trung tâm, gv là người cố vấn, trọng tài gợi mở cho học sinh để vận dụng tích cực phát triển bản 6
  7. thân và phát triển thể chất đưa các em đi vào một tiết học với không khí vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng.Đối với những bài hình thành kiến thức mới, tôi luôn chuẩn bị các đồ dùng trực quan sinh động theo từng bài giúp học sinh hình thành kiến thức nhanh nhất. Ví dụ : * Đối với các trò chơi thì tôi chuẩn bị theo các bước sau: + Gọi tên trò chơi: + Phổ biến cách chơi, luật chơi thật rõ ràng + Điều khiển trò chơi. + Đánh giá kết quả cuộc chơi. Sử dụng công nghệ thông tin để tổ chức giờ học sinh động hơn, cách đánh giá thắng bại. * Đối với bài thể dục phát triển chung khi giảng dạy tôi tiến hành các bước sau: + Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp, sân tập phải đảm bảo vệ sinh, bằng phẳng, không gồ ghề + Cập nhật, cải tiến và thay đổi các phương pháp dạy học theo hướng đổi mới toàn diện. +Phân tích kết hợp làm mẫu động tác một cách chính xác và khoa học nhất. +Nêu tên động tác, tác dụng của từng động tác cũng như tác dụng của việc tập bài thể dục phát triển chung (giáo dục học sinh). +Khẩu lệnh mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm và chính xác: giáo viên phải làm mẫu thật chuẩn xác, thể hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật động tác, đồng thời làm mẫu nhiều lần, lần thứ nhất làm mẫu cả động tác hoàn chỉnh với tốc độ bình thường và đúng nhịp, giúp học sinh có khái niệm sơ bộ từng cử động động tác 7
  8. + Học sinh lên tập thử, GV, lớp quan sát nhận xét, tuyên dương. +Tận tình theo sát từng học sinh, hướng dẫn và sửa sai kịp thời từng cử động động tác. + Chia nhóm tập theo từng khu vực, giáo viên cần qui định thời gian cụ thể. 8
  9. +Tổ chức thi đua tổ ( nhóm) với nhau lớp nhận xét tuyên dương. 9
  10. +Đại diện tổ ( nhóm ) thi đua với nhau giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương. b. Chia nhóm tập ở lớp cũng như ở nhà Một tiết học được diễn ra từ 35 đến 40 phút, người giáo viên vừa phải tổ chức các hoạt động học tập cho cả lớp, vừa phải làm cho tất cả các đối tượng học sinh đặc biệt là lớp có nhiều học sinh không hứng thú với môn học, lười vận động; giáo viên không bao giờ có đủ thời gian đề làm việc đó – chính vì vậy, có thể những học sinh đó vô tình bị bỏ rơi, khiến các em đã lười học lại càng lười hơn. Tại sao lại có câu nói: “Học thầy không tày học bạn” 10
  11. Tôi đã chia những em ở gần nhà nhau tạo thành một nhóm học tập, giao cho những em học tốt kèm những em học chưa tốt ở lớp cũng như ở nhà cùng nhau tiến bộ. Trưởng nhóm thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị tập luyện của các bạn qua mỗi buổi tập thể dục buổi sáng và qua mỗi tiết học. Cứ mỗi buổi học nhóm trưởng lại báo cáo tình hình học tập của nhóm mình với giáo viên như vây sẽ kích thích cho học sinh ứng thứ tập luyện hơn nũa. c. Cho học sinh chơi các trò chơi: Trong chương trình giáo dục thể chất. để giúp học sinh thêm hứng thú học tập, giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, tôi thường cho các em chơi trò chơi ở đầu giờ học kết hợp với nhạc và gần cuối mỗi tiết học. Qua hình thức này các em được vận động nhiều hơn, đỡ nhàm chán hơn qua mỗi tiết học, chơi mà học – học mà chơi, hầu hết các em đều tham gia rất sôi nổi và hào hứng nên sau mỗi tiết học thể dục dù mệt nhưng tinh thần của các em rất phấn chấn, vui vẻ. Có rất nhiều loại trò chơi. * Trò chơi là một bài tập luyện: Theo phân phối của chương trình thì loại trò chơi này chiếm đa số các tiết và còn số ít tiết giáo viên tự chọn trò chơi giúp cho học sinh được trải nghiệm và tổ chức lớp học một cách đa dạng, sinh động. Ví dụ : + Ch￿y ti￿p s￿c theo vòng tròn (SGV, Thể dục lớp 5, trang 21, 22). + Ch￿y nhanh theo s￿ (SGV, Thể dục lớp 5, trang 20, 21). Đây là trò chơi hoàn thiện bài tập sức nhanh, rèn luyện phản xạ, sự phối hợp khéo léo. Đoàn kết để tham gia trò chơi vui vẻ, nhiệt tình và chủ động. Để tổ chức trò chơi cho học sinh, tôi đã thực hiện tốt các khâu sau: + Chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức trò chơi. + Tổ chức đội hình cho học sinh chơi 11
  12. + Giới thiệu và giải thích trò chơi. + Điều khiển trò chơi. + Thay đổi số lượng người chơi. + Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật lệ chơi. + Cần nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn thương có hiệu quả nhất. + Đánh giá kết quả cuộc chơi. Đặc biệt, để tạo hứng thú khi chơi thì người điều khiển trò chơi cần nắm vững theo dõi trò chơi thật chặt chẽ. Sau mỗi lần chơi thử Giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các em nắm vững luật chơi , sau đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua. Tôi thường dùng, âm nhạc, tiếng vỗ tay, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu trò chơi, tăng thời gian cuộc chơi. d. Thường xuyên kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh 12
  13. Hàng ngày tôi kiểm tra để ôn lại kiến thức về các động tác đã học, qua đó kiểm tra được mức độ tiếp thu của học sinh. để các em theo kịp với mạch kiến thức mới. Luôn Hỏi thăm sức khỏe ,tâm lý của học sinh , tính hiếu động của học sinh cụ thể để lựa chọn lượng vận động phù hợp tập luyện cho học sinh để đảm bảo hiệu quả học tập và giáo dục các tố chất thể lực. e. Phối hợp với gia đình phụ huynh học sinh Là những người gần gũi nhất với các em thì gia đình là không thể thiếu, bên cạnh việc giáo dục và rèn luyện con em mình thì quý phụ huynh cũng tạo điều kiện cho các em có một môi trường sống thật lành mạnh, bổ ích, phù hợp với lứa tuổi, để các em có điều kiện rèn luyện sức khỏe hàng ngày.Cần quan tâm đến những vật dụng hay trang phục cần thiết của các em trong giờ Giáo dục thể chất ở trường hay trong những giờ rèn luyện vui chơi ở nhà như: quần áo thể dục thể thao, giày thể thao để các em có thể tự tin hơn trong học tập và tập luyện vui chơi. Tham gia đầy đủ các cuộc họp phụ huynh , thường xuyên liên lạc và trao đổi với giáo viên để có thể nắm bắt được tình hình học tập và sinh hoạt của con em mình Biện pháp 3: Đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh. *Mục tiêu: Giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục trong quá trình dạy học, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh nhằm động viên, khích lệ học sinh, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học theo văn bả hợp nhất số 03 và vận dụng thông tư 27 về kiểm tra, đánh giá theo tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Khích lệ tinh thần học tập của học sinh. Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. Khích lệ tinh thần học tập của học sinh. 13
  14. *Cách thực hiện: Một trong những nguyên nhân khiến học sinh không thích học là do cách đánh giá bằng lời của chúng ta không thỏa đáng. Để tạo hứng thú cho học sinh, trong các tiết dạy tôi thường xuyên động viên, khích lệ những kết quả của các em. Khi nhận xét tôi luôn chú trọng vào mặt thành công của các em, tôn trọng những sáng tạo của học sinh, dù rất nhỏ, đồng thời, tập cho mình có một cách nhìn: Học sinh tiểu học em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Vì vậy giáo viên không cho nên khắt khe trong đánh giá và chặt chẽ khi nhận xét . Khi học sinh có sự tiến bộ trong học tập sẽ tạo ra hứng thú và niềm say mê học tập, cảm giác xúc động khi thành công mới là nguồn gốc thật sự của ham muốn học hỏỉ. Ví dụ: tôi sẽ có phần thưởng khuyến khích động viên học sinh trong quá trình học tập bằng các hình thức sau: Cho các tổ thi đua với nhau, tổ nào tập đúng đẹp nhất thì được tuyên dương, khen thưởng . Như vậy sẽ khuyến khích học sinh tập trung vào tập luyện để hoàn thành yêu cầu của giáo viên. 3. Kết quả đạt được Qua quá trình tổ chức thực hiện với nhiều biện pháp và sự nỗ lực cuả bản thân. Tôi thấy các tiết học giáo dục thể chất vẫn được bảo đảm về nội dung kiến thức, thời gian, lượng vận động cần thiết trong một giờ luyện tập. Học sinh hứng thú hơn trong giờ giáo dục thể chất. Riêng đối với nội dung trò chơi và các bài tập trong tiết dạy đạt được một số kết quả như sau: + Học sinh tích cực tham gia chơi và tìm hiểu các trò chơi + Đa số các em nắm được cách chơi, biết cách tổ chức trò chơi + Một số em đa có thêm hiểu biết về sự sáng tạo khi tham gia chơi trò chơi. + Các em hứng thú tham gia các trò chơi một cách tích cực và còn động viên các bạn cùng tham gia. 14
  15. Qua việc tham gia tập luyện và chơi các trò chơi giúp các em phát triển được các tố chất vận động thể hiện tinh thần tập thể đoàn kết với nhau. Trong giờ giáo dục thể chất đã có nhiều em tích cực tập luyện hơn, các em đoàn kết hơn, quyết tâm hơn để giành chiến thắng cho đội mình. Các em cổ vũ hò reo làm cho tiết học sôi nổi hơn hẳn. Sau giờ chơi các em có hứng thú tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, chất lượng học tập tăng lên rõ rệt. Với báo cáo này, tuy mới áp dụng nhưng tôi thấy các em đã có ý thức phấn đấu, mong muốn được thể hiện bản thân trước tập thể. Mà cụ thể được thể hiện qua kết quả khảo sát hai lớp 5A và 5B trường Tiểu học thị trấn Gia Bình tạo hứng thú trong giờ học giáo dục thể chất cuối năm học 2020 – 2021 như sau: * Kết quả thu được sau khi thực hiện biện pháp năm học 2021-2022 cụ thể như sau: Về thái độ học tập của học sinh: Sau khi áp dụng biện pháp Mức độ Lớp 5A Lớp 5B Số hs Tỉ lệ % Số hs Tỉ lệ % Hứng thú 22/42 52.3 21/40 52,5 Bình thường 20/42 47.7 19/40 47.5 Không hứng thú 0 0 0 0 Về chất lượng của học sinh: Sau khi áp dụng biện pháp Lớp 5A Lớp 5B Mức độ thao tác Số hs Tỉ lệ % Số hs Tỉ lệ % Thực hiện động tác 14/42 33.3 15/40 37.5 15
  16. đúng, đẹp Thực hiện đúng động 19/42 45.2 18/40 45 tác Thực hiện động tác 9/42 21.5 7/40 17.5 còn chậm Chưa biết thực hiện 0 0 0 0 đúng động tác Qua kết quả trên có thể nói: tỉ lệ học sinh hứng thú học tăng, tỉ lệ học sinh không hứng thú giảm rất nhiều. Từ việc hứng thú yêu thích môn học nên chất lượng được cải thiện rõ rệt. Điều đó được minh chứng qua các bảng tôi đã tổng hợp sau: Bảng so sánh về thái độ học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng biện pháp. Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng Mức độ khảo sát pháp biện pháp Ghi chú Số học sinh Tỉ lệ % Số học sinh Tỉ lệ % Hứng thú 13/82 15.8 43/82 52.4 Tăng 36.6% Bình thường 38/82 45.7 39/82 47.5 Tăng 1.8% Không hứng thú 31/82 38.5 0/82 0 Giảm 38.5 Bảng so sánh chất lượng học tập của học sinh trước và sau khi áp dụng biện pháp. Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng Mức độ thao tác biện pháp biện pháp Ghi chú Số học sinh Tỉ lệ % Số học sinh Tỉ lệ % 16
  17. Thực hiện động 14/82 17 29/82 35.4 Tăng 18.4% tác đúng, đẹp Thực hiện đúng 24/82 29.2 37/82 45.1 Tăng 15.9% động tác Thực hiện động 31/82 37.8 16/82 19.5 Giảm 18.3% tác còn chậm Chưa biết thực hiện đúng động 13/82 16 0/82 0 Giảm 16 % tác 4. Kết luận Trên đây là một số biện pháp “Tạo hứng thú tịch cực cho học sinh khối 5 trong giờ giáo dục thể chất” mà tôi đã tiến hành áp dụng trong năm học 2021 - 2022. Việc tạo cho học sinh niềm đam mê yêu thích môn giáo dục thể chất giờ thực hành không phải một sớm một chiều mà là cả một quá trình, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ, có lòng nhiệt tình tận tâm với nghề nghiệp thì mới đạt được kết quả như ý muốn, cùng với đó là sự quan tâm của các bậc phụ huynh, sự cố gắng của các em học sinh. Qua việc thực hiện biện pháp “Tạo Hứng thú tích cực cho học sinh khối 5 trong giờ giáo dục thể chất” là yếu tố không thể thiếu trong giáo dục thể chất tôi thấy rằng chỉ sau thời gian thực hiện số học sinh không có hứng thú đã giảm đi rõ rệt. Các em có nề nếp tập luyện thể dục thể thao, có ý thức giữ gìn sức khỏe của bản thân, có nếp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức và kỷ luật góp phần giáo dục đạo đức lối sống lành mạnh, hình thành nhân cách con người mới. Để góp phần bảo vệ và tăng cường sức khỏe, tạo sự hứng thú cho học sinh tập luyện, hình thành kỹ năng vận động, có sự tác động trực tiếp tích cực đến việc rèn luyện sức khỏe và ý chí phẩm chất đạo đức cho người học. Năm học vừa qua các em lớp tôi dạy đạt tỉ lệ 100% học sinh hoàn thành chương trình môn học giáo dục thể 17
  18. chất. Để đạt được điều đó người giáo viên cần quan tâm, động viên, khích lệ kịp thời, giúp các em dần nắm bắt kịp những kiến thức mà chương trình quy định. Qua cách làm trên, tôi đã tạo hứng thú tích cực cho học sinh trong giờ giáo dục thể chất. Điều đó càng khẳng định thêm môn giáo dục thể chất là môn học quan trọng. Không chỉ giải quyết nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện về mặt thể chất. 5. Kiến nghị, đề xuất a, Đối với tổ, nhóm chuyên môn. Đưa biện pháp trên vào giảng dạy trong các khối 1,2,3,4,5 của Trường Tiểu học Thị Trấn Gia Bình. Tổ chuyên môn tăng cường tổ chức hội giảng, dự giờ chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên, nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho giáo viên trong quá trình giảng dạy, từ đó có cơ sở để nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất. b. Đối với lãnh đạo nhà trường. Các cấp lãnh đạo quan tâm xây dựng nhà đa năng, trang bị thêm cơ sở vật chất để các em học sinh được tập luyện, vui chơi trong điều kiện tốt nhất tại chính ngôi trường của mình. Ban giám hiệu nhà trường với ban đại diện cha mẹ học sinh tạo điều kiện mua sắm thêm đồ dùng cần thiết cho môn giáo dục thể chất. Trồng thêm cây xanh tạo bóng mát để việc giáo dục thể chất thực sự có hiệu quả. c. Đối với Phòng (Sở) Giáo Dục và Đào Tạo. Tổ chức các chuyên đề đầu năm để thống nhất phương pháp dạy học môn giáo dục thể chất trong toàn huyện. Gia Bình, ngày tháng 10 năm 2022 GIÁO VIÊN Lê Thị Kỳ 18
  19. Đánh giá, nhận xét của tổ/ nhóm chuyên môn: TỔ/NHÓM TRƯỞNG CHUYÊN MÔN Đánh giá, nhận xét của đơn vị 19
  20. HIỆU TRƯỞNG 20