Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp cho học sinh Lớp 5

pdf 11 trang Vũ Hồng 27/12/2024 1230
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_nen_nep_lop.pdf

Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp cho học sinh Lớp 5

  1. UBND HUYỆN LƢƠNG TÀI TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH TÂN BÁO CÁO BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN NẾP CHO HỌC SINH LỚP 5 Họ tên: Đặng Thị Huyền Dạy lớp: 5A Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Minh Tân, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh Minh Tân,tháng 10 năm 2023
  2. 2 Phần I ĐẶT VẦN ĐỀ Nhƣ chúng ta đã biết, ở bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu của bậc Tiểu học là giáo dục học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, bƣớc đầu xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiểu học tiếp tục học bậc trung học cơ sở. Muốn đáp ứng đƣợc mục tiêu trên, ngƣời giáo viên có một vai trò rất quan trọng nhất là giáo viên chủ nhiệm lớp. Làm sao cho sản phẩm của chúng ta đào tạo ra là những con ngƣời có đủ đức, trí, thể ,mĩ phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của xã hội phát triển. Vì vậy, ngay từ bậc học đầu tiên này, những ngƣời giáo viên tiểu học phải xác định rõ trách nhiệm lớn lao của mình để có phƣơng pháp dạy học cũng nhƣ phƣơng pháp chủ nhiệm một cách hiệu quả nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của việc thực hiện nền nếp trong quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, cũng nhƣ trải qua quá trình giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm nên tôi đã suy nghĩ và tìm ra một biện pháp nhỏ để góp phần làm tốt công tác chủ nhiệm lớp. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đƣa ra: “Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp cho học sinh lớp 5”. Phần II NỘI DUNG 1. Thực trạng của vấn đề Thực tế qua nhiều năm giảng dạy và chủ nhiệm các em học sinh ở bậc Tiểu học, một điều dễ nhận thấy là các em nhanh nhẹn, năng động và thích thú với các hoạt động song có điều đáng nói ở đây là số các em chƣa thật ý thức đƣợc việc mình cần làm, còn bộc lộ việc làm tùy ý không tuân theo quy định của lớp, của trƣờng. Điều này tác động không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất năng lực, tạo thói quen không tốt cho tƣơng lai của các em và làm cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh bị hạn chế. Không chỉ có vậy, việc học sinh chƣa có ý thức chấp hành nền nếp cũng tạo ra tâm lý kém thoải mái cho giáo viên mỗi khi đến lớp. Nguyên nhân Do các em sống trong gia đình đƣợc nuông chiều. Bố mẹ cho con tự làm theo ý của mình từ nhỏ nên tạo thành thói quen. Lại có trƣờng hợp, bố mẹ mải đi làm công ty hoặc đi làm xa nên phó mặc con cái ở nhà với ông bà nên các em đƣợc tự do .
  3. 3 Do gia đình không coi trọng nền nếp nên không uốn nắn con cái. Do học sinh lớp 5 là giai đoạn đầu của tuổi dậy thì nên tâm sinh lý có nhiền thay đổi, thích tự khẳng định mình, thích học làm ngƣời khác. Do giáo viên chƣa đặt đúng vị trí của việc rèn nền nếp cho học sinh mà chỉ trọng tâm vào dạy các môn văn hóa nhƣ : Toán, Tiếng Việt Năm học 2022-2023, tôi đƣợc phân công giảng dạy lớp 5A. Lớp tôi có tổng số 25 học sinh. Trong đó có 11 em nữ, 14 em nam. Vì số lƣợng học sinh nam đông hơn nên khâu quản lí nền nếp lớp rất vất vả. Trong hai tuần đầu, tôi theo dõi và ghi lại chi tiết vào sổ tay tất cả mọi hoạt động về nề nếp cũng nhƣ học tập của học sinh. Kết quả đƣợc tôi phân loại nhƣ sau: Số HS thực hiện Số HS vi phạm Nội dung đánh giá tốt SL TL% SL TL% Đi học đúng giờ 25 100 0 Nghỉ học không xin phép 25 100 0 Thiếu sách vở, đồ dùng học tập 18 72 7 28 Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đeo khăn 23 92 2 8 quàng đỏ đầy đủ Nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất trật tự, không chú ý 12 48 13 52 học bài Nói tự do, nói leo, 10 40 15 60 HS chuẩn bị bài, tham gia công việc 8 32 17 68 nhà Từ những thực trạng trên, tôi đã nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc xây dựng nề nếp cho học sinh là vô cùng quan trọng. Vì vậy tôi mạnh dạn đƣa ra “Một số biện pháp xây dựng nền nếp lớp giúp học sinh lớp 5 có ý thức học tập tốt”. 2. Các biện pháp xây dựng nền nếp Biện pháp 1: Khảo sát đối tượng học sinh * Mục tiêu: Nắm đƣợc từng đối tƣợng học sinh để đƣa ra những phƣơng pháp giáo dục phù hợp. * Cách tiến hành:
  4. 4 Ngay từ ngày thứ 2 nhận lớp, tôi thực hiện công tác điều tra. Để nắm thông tin về học sinh tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và yêu cầu học sinh điền đầy đủ nội dung các thông tin đƣợc ghi trong phiếu. Tôi cho các em vẽ tranh hoặc mang ảnh của gia đình mình đến lớp để giới thiệu về gia đình mình trƣớc lớp. PHIẾU ĐIỀU TRA 1. Họ và tên: 2. Là con thứ .trong gia đình; chiều cao ; cân nặng . 3. Hoàn cảnh gia đình 4. Môn học yêu thích: ; Môn học còn gặp khó khăn 5. Sở thích: 6. Địa chỉ gia đình: . . 7. Số điện thoại của gia đình: 8. Họ và tên cha: ; nghề nghiệp 9. Họ và tên mẹ: ; nghề nghiệp Lớp tôi có 25 học sinh. Trong đó có 2 em là con em cán bộ công chức Nhà nƣớc, 3 em là con gia đình khá giả, 8 em phải ở với ông bà vì bố mẹ đi làm ăn xa (trong đó có 1 em bố mẹ bỏ nhau). Phần lớn bố mẹ các em đều làm nông nghiệp nên có thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Thông qua trao đổi, nắm bắt thông tin từ giáo viên chủ nhiệm cũ; gặp gỡ hỏi han học sinh trên lớp; gọi điện, trao đổi với phụ huynh. Tôi phân loại học sinh nhƣ sau: Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: 5 em Học sinh hay nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất trật tự, không chú ý học bài: 12em Học sinh tiếp thu bài chậm: 7 em + Đối với học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn: Tôi báo cáo với nhà trƣờng, liên hệ với Ban đại diện cha mẹ học sinh cùng phối hợp giúp đỡ cho các em có đƣợc bộ sách để học. + Đối với học sinh hay nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất trật tự, không chú ý học bài: Tôi gặp gỡ gia đình học sinh để tìm hiểu nguyên nhân sau đó dùng phƣơng pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhƣng
  5. 5 không cứng nhắc. Tuyệt đối không sử dụng hình thức trách phạt. Giáo viên cần gần gũi các em, tâm sự, chia sẻ với các em trong vai trò là một ngƣời bạn lớn và thƣờng xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. + Đối với học sinh tiếp thu bài chậm: Tôi lên kế hoạch cụ thể giúp đỡ các em trong từng tiết học, giúp các em từng bƣớc đi lên. Đối với những học sinh này, cần kiên trì, không nóng vội thì các em mới tiếp thu bài đƣợc. Tranh thủ thời gian giảng lại bài mà các em chƣa hiểu hay còn hiểu chƣa rõ. Khi hỏi bài các em này, cần đƣa ra những câu hỏi từ dễ đến khó và những câu gợi mở để học sinh có thể trả lời đƣợc nhằm tạo hứng thú học tập và củng cố niềm tin ở các em. - Phát huy phƣơng pháp học nhóm để tạo cơ hội cho các em thể hiện mình và học hỏi bạn, để những em học tốt giúp những em học chƣa tốt tiến bộ. - Cần yêu thƣơng, tôn trọng và đối xử công bằng với các em. Không miệt thị, không phân biệt đối xử làm cho các em nhụt trí, xấu hổ trƣớc bạn bè. Khi các em có tiến bộ cần động viên khích lệ kịp thời, khen chê đúng lúc để tạo hứng thú học tập cho các em. Thƣờng xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập cũng nhƣ rèn luyện của các em để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm * Mục tiêu: Giáo viên lập đƣợc kế hoạch thực hiện các hoạt động một cách khoa học và hiệu quả * Cách tiến hành: Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết theo tuần, tháng, kì và cả năm học. Khi xây dựng kế hoạch tôi căn cứ vào những vấn đề sau: - Mục tiêu chƣơng trình hành động chung của ngành và cấp học. - Mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của trƣờng. - Đặc điểm của lớp chủ nhiệm - Mục tiêu, kế hoạch công tác của các tổ chức đoàn thể trong trƣờng học. - Đặc điểm tình hình của địa phƣơng. - Dự báo của giáo viên chủ nhiệm về khả năng phát triển từng mặt của lớp Biện pháp 3: Xây dựng các tổ chức của lớp * Mục tiêu: Tạo ra một đội ngũ cán sự lớp, nội quy chuẩn mực để thực hiện nền nếp lớp có hiệu quả * Cách thực hiện:
  6. 6 a) Xếp chỗ ngồi: Dựa vào học lực, năng lực và phẩm chất của các em trong năm học trƣớc để xếp chỗ ngồi sao cho em học tốt có thể hỗ trợ các em học chƣa tốt cùng tiến bộ. Riêng đối với học sinh hay nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất trật tự, không chú ý học bài thì không đƣợc xếp ngồi gần nhau. c) Bầu ban cán sự lớp: Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà ngƣời giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới. Bƣớc 1: Bầu chọn ban cán sự lớp: Trƣớc hết, tôi đƣa ra tiêu chí của lớp trƣởng và hai lớp phó là phải ngoan, thực hiện tốt mọi nội quy của trƣờng, của lớp đề ra. Phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với mọi công việc của lớp, biết yêu thƣơng giúp đỡ bạn bè. Sau đó, tôi hƣớng dẫn các em bầu chọn ban cán sự lớp theo tiêu chí mà tôi đã đƣa ra. Bƣớc 2: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp: Tôi giao nhiệm vụ cho mỗi em trong ban cán sự lớp. Mỗi em sẽ làm đúng các nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, lớp trƣởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau trong công việc chung. Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lớp trƣởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp. Căn cứ vào báo cáo của từng em, tôi nắm đƣợc khả năng quản lí lớp của từng em. Ngoài ban cán sự lớp mỗi tổ tôi chọn một em làm tổ trƣởng hỗ trợ lớp trƣởng quản lí các thành viên trong tổ mình. Tùy vào tình hình thực tế mà Ban cán sự có thể thay đổi trong năm. d) Xây dựng nội quy lớp học: Nội quy nền nếp đƣợc tiến hành sau khi bầu ban cán sự của lớp. Tôi đã yêu cầu ban cán sự lớp tự thảo luận nội dung của nội quy mà giáo viên đƣa ra. Sau đó, đƣa ra trƣớc lớp để cùng bàn bạc. Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm sẽ thống nhất. Bạn nào thực hiện tốt sẽ đƣợc tuyên dƣơng, khen thƣởng. Bạn nào thực hiện chƣa tốt còn tái phạm lại lỗi thì giáo viên có hình thức nhắc nhở, kiểm điểm trƣớc lớp. Tôi sử dụng phiếu đổi quà, các bạn nào thực hiện tốt sẽ đƣợc cô tích điểm vào phiếu, nhận đủ số điểm sẽ đƣợc nhận một phần quà. Khi nền nếp đã thành thói quen thì các em sẽ tích cực tự giác trong các hoạt động cũng nhƣ trong học tập. Bảng nội quy của lớp đƣợc các em viết và trang trí đẹp rồi treo tại lớp gồm các nội dung:
  7. 7 NỘI QUY LỚP 1. Đi học đúng giờ. nghỉ học phải có giấy phép của phụ huynh học sinh. 2. Lễ phép, vâng lời thầy cô, ngƣời lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và yêu thƣơng em nhỏ. 3. Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, thuộc bài và soạn bài trƣớc khi đến lớp. 4. Tham gia đầy đủ các hoạt động do trƣờng, lớp tổ chức. 5. Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết. Để xe đúng nơi quy định. 6. Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, mặc áo trắng vào thứ hai, thứ tƣ và thứ sáu, đeo khăn quàng đầy đủ. 7. Biết bảo vệ và giữ gìn của công. Giữ gìn vệ sinh phòng học. Không đƣợc vứt rác bừa bãi. 8. Không đƣợc viết, vẽ bậy lên bảng, lên tƣờng, bàn ghế. 9. Không đƣợc ăn quà vặt. 10. Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông. Biện pháp 4: Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực * Mục tiêu: Tạo môi trƣờng học tập thoải mái nhất để học sinh phát huy hết năng lực của mình. * Cách thực hiện: a)Trang trí lớp học Đƣợc sự ủng hộ của phụ huynh học sinh tôi đã tiến hành một số việc nhƣ trang trí lớp bằng các chậu cây xanh ở trên cửa sổ. Các em tự phân công nhau chăm sóc cây xanh. Tôi vận động phụ huynh ủng hộ thêm sách truyện cho góc thƣ viện của lớp đƣợc phong phú các loại truyện để cho tạo cơ hội cho các em đƣợc đọc sách ở mọi lúc, mọi nơi. b) Xây dựng mối quan hệ thầy – trò Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi thể hiện sự quan tâm đối với các em, nhƣng ngƣời thầy vẫn luôn giữ chuẩn mực, nghiêm khắc. Tiếp xúc tìm hiểu tâm tƣ
  8. 8 nguyện vọng của các em, nhằm để động viên, khích lệ tạo cho các em có đƣợc chỗ dựa tinh thần vững chắc. Khi học sinh nghỉ học, dù có phép hay không phép, dù bất cứ lý do gì những buổi học sau phải tiếp xúc để thăm hỏi các em, đôi khi cũng có những lý do khá đặc biệt ngƣời thầy có thể chia sẻ với các em, làm cho các em cảm thấy vui hơn khi đƣợc thầy cô quan tâm đến mình, từ đó những biểu hiện cá biệt dần dần biến mất. c) Xây dựng mối quan hệ bạn bè Tôi xây dựng đôi bạn cùng tiến. Em học tốt sẽ giúp những em học chƣa tốt; ngƣợc lại, em học chƣa tốt cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ. Vì vậy, tôi luôn tạo cho các em có đƣợc không khí vui vẻ trong mỗi tiết học. Luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh để các em có cơ hội hợp tác với nhau từ đó giúp các em xích lại gần nhau hơn - Khi có chuyện xích mích giữa em này với em kia, tôi kịp thời can thiệp không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hƣởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ trao đổi riêng với từng học sinh để biết rõ đầu đuôi. Sau đó phân tích rõ ai đúng, ai sai. Ai sai thì phải nhận lỗi và xin lỗi bạn. Sau đó giảng hòa và bắt tay nhau vui vẻ trở lại. d) Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành mạnh Trong các tiết học, các tiết HĐ ngoài giờ lên lớp, các tiết Câu lạc bộ, . Tôi tổ chức cho các em tham gia trò chơi nhƣ: Rung chuông vàng; Hái hoa dân chủ; Em làm phóng viên; Sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, Tạo cho các em “học mà chơi, chơi mà học”. Kiến thức và kĩ năng ở mỗi em sẽ đƣợc hình thành và rèn luyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, không gây căng thẳng, gò bó đối với các em.Đồng thời qua các trò chơi còn hình thành ở các em tình đoàn kết, yêu quý bạn bè, kĩ năng “Nói lời hay- Làm việc tôt” Hình thành thói quen nền nếp cho học sinh. Tạo lớp học thân thiện để các em phát huy hết năng lực của mình. Từ đó học sinh sẽ có cảm giác gần gũi coi lớp học nhƣ chính ngôi nhà của mình. Biện pháp 5: Sử dụng có hiệu quả ứng dụng Zalo, Messenger, . * Mục tiêu: Tạo sự gắn kết giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục học sinh. * Cách thực hiện: Ngay từ khi đƣợc phân công nhận lớp, tôi chủ động trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trƣớc về thông tin của lớp. Đồng thời sử dụng triệt để 2 ứng dụng Zalo và Messenger. Thông qua nhóm Zalo tôi thƣờng xuyên trao đổi cùng phụ huynh về tình hình học tập và rèn luyện trên lớp của các em. Ngoài ra tôi giao thêm một số nhiệm vụ ở nhà để phụ huynh nắm đƣợc. Hằng ngày tôi sẽ gửi video
  9. 9 về bài học, kiến thức ngày hôm sau vào nhóm để phụ huynh cho con em mình xem và tham khảo. Đôi khi có những hoạt động trải nghiệm diễn ra ở trƣờng, ở lớp tôi cũng gửi lên nhóm để phụ huynh đƣợc biết. Qua ứng dụng Messenger, tôi còn chia sẻ những video hay, ý nghĩa về kĩ năng sống để học sinh và phụ huynh cùng đƣợc tham khảo. 3. Hiệu quả thực hiện biện pháp Sau khi áp dụng những biện pháp trên, tôi thật sự vui mừng vì sự đầu tƣ của mình đã đạt đƣợc kết quả tốt. - Đa số HS của lớp có ý thức, kỉ luật cao. Biết tự đánh giá mình và đánh giá bạn. Trong các tiết học các em thi đua học tập rất sôi nổi, biết vận dụng vào các bài tập. - Học sinh trong lớp đã có tinh thần tự giác, tự học. Giờ truy bài thực sự hữu ích với các em vì đó chính là giờ tự học, tự kiểm tra. - Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trƣớc tập thể. Ban cán bộ lớp năng động, sáng tao trong cách quản lí lớp. - Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trƣờng, các công việc nhà tùy theo khả năng của mình. - Có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy - Lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào do trƣờng, liên đội tổ chức. - Nền nếp chung của lớp đựơc cải thiện rõ rệt. - Danh hiệu cuối năm đạt lớp xuất sắc. Qua theo dõi đánh giá cả năm học, tôi nhận thấy các em có sự thay đổi rõ rệt. Kết quả cụ thể: Số HS thực hiện Số HS vi phạm Nội dung đánh giá tốt SL TL% SL TL% Đi học đúng giờ 25 100 0 Nghỉ học không xin phép 25 100 0 Thiếu sách vở, đồ dùng học tập 25 100 0 Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đeo khăn 25 100 0 quàng đỏ đầy đủ
  10. 10 Nói tục, chửi thề, trêu chọc nhau trong lớp gây mất trật tự, không chú ý 23 92 2 8 học bài Nói tự do, nói leo, 24 96 1 4 Không làm bài tập, nhiệm vụ ở nhà 22 84,5 3 15,5 4. Kết luận: Ngƣời giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là lao động sáng tạo không ngừng, sự sáng tạo đó đòi hỏi phải ngƣời giáo viên phải làm tốt một số việc sau: - Trong công tác phải nhiệt tình, xem học sinh là ngƣời thân của mình. - Bản thân phải luôn gƣơng mẫu trong mọi công việc hành động. - Không đƣợc thỏa mãn bằng lòng với thực tại mà phải luôn phấn đấu bồi dƣỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, học tập kinh nghiệm đồng nghiệp trong trƣờng, trong khối. - Phải luôn nắm vững thông tin hai chiều về học sinh của mình để có biện pháp giáo dục đúng đắn. - Có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. - Xây dựng đƣợc một tập thể lớp vững mạnh, có tinh thần đoàn kết. - Nắm vững đƣợc đối tƣợng học sinh về mọi mặt. Trên cơ sở đó phân loại về học tập, cá tính, nề nếp, hoàn cảnh gia đình để có biện pháp, kế hoạch theo sát từng đối tƣợng hầu giúp các em học tập tốt, đạo đức tốt. - Giáo viên phải nghiêm khắc với học sinh, không bỏ qua những sai phạm. Nhƣng phải chú ý khen thƣởng là chính. 5. Kiến nghị Đối với tổ chuyên môn Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn để cho giáo viên trao đổi kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Đối với nhà trường Tạo nhiều hoạt động bổ ích để thông qua các hoạt động rèn kĩ năng cho học sinh. Nâng cao vai trò của Tổng phụ trách Đội, đội cờ đỏ trong việc theo dõi, đánh giá việc thực nền nếp của học sinh. Đối với phòng Giáo dục
  11. 11 Tổ chức các chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm để giáo viên các trƣờng chia sẽ những việc làm hay, những kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp. Trong quá trình thực hiện biện pháp của mình sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vậy rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp, xây dựng của Ban giám khảo cùng các đồng nghiệp để biện pháp của tôi thực thi hiệu quả hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO Đặng Thị Huyền