Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_doc_dien.docx
BAO CAO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỌC DIỄN CẢM.pptx
BIA.docx
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh Lớp 5
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phân môn Tập đọc có một vị trí quan trọng trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Việc các em học sinh sử dụng Tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp có trở thành kĩ năng, kĩ xảo hay không là nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở Tiểu học. Bởi thế, phân môn tập đọc đảm nhiệm một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành 4 kĩ năng nghe-nói-đọc-viết cho các em. Đọc giúp các em lĩnh hội được ngôn ngữ, dùng trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh kiến thức Tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sống giáo dục tình cảm, thẩm mĩ Dạy cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là giúp các em phát triển tư duy ngôn ngữ, tiếp xúc với kho tàng tri thức của loài người, đây cũng chính là một phương tiện giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho các em. Vì thế, cần thiết phải nâng cao chất lượng đọc cho học sinh Tiểu học. Việc đọc đúng, đọc diễn cảm sẽ giúp các em nghe và cảm nhận văn bản tốt. Ở mỗi tiết học, không chỉ là tiết tập đọc, người giáo viên phải chú ý hơn việc rèn cho các em kĩ năng diễn đạt bao gồm kĩ năng nói, kĩ năng đọc, kĩ năng dùng từ, đặt câu. “Đọc cho rõ ràng, rành mạch, đọc có ngữ điệu” là kĩ năng chính cần hình thành và rèn luyện cho các em qua phân môn này. Học sinh học tốt phân môn Tập đọc sẽ có lợi cho việc học tốt các phân môn khác. Chính vì vậy, khi dạy tập đọc cho các em người giáo viên phải tạo ra những hoạt động mang tính tự giác cao và khơi dậy được niềm ham thích đọc. Hiện nay thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa, việc bố trí sắp xếp cấu trúc chương trình của môn học cùng với việc thay đổi qui trình giảng dạy của phân môn Tập đọc đã thể hiện rất rõ yêu cầu cần đạt của mỗi bài dạy, đó là kinh nghiệm đọc của học sinh. Theo thời gian yêu cầu kỹ năng đọc dần dần từng bước được nâng cao theo các mức độ. Ban đầu yêu cầu học sinh đọc đúng, sau đó đọc lưu loát, trôi chảy và cuối cùng các em đọc diễn cảm. Khi học sinh có kỹ năng 1 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 đọc diễn cảm tốt thì điều đó đã phần nào cho thấy học sinh đã cảm thụ được nội dung bài và ngược lại khi học sinh đã cảm thụ được nội dung bài thì các em thể hiện bằng việc đọc diễn cảm tốt. Như vậy cho thấy việc rèn đọc diễn cảm đối với học sinh là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy để giờ tập đọc thực sự có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh. Đây là một vấn đề mà tôi luôn trăn trở. Nên tôi nghiên cứu và thực nghiệm “Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5” PHẦN II: NỘI DUNG I. Thực trạng việc dạy và học đọc diễn cảm lớp 5 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, các tổ khối chuyên môn nhà trường động viên, khích lệ để tôi có thời gian nghiên cứu và thực nghiệm các giải pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm ở lớp 5 - Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 5 nhiều năm nên đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy - Được đào tạo chuẩn hoá về chuyên môn, bản thân không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệm vụ của mình - Được sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng chí, đồng nghiệp trong công tác giảng dạy. - Cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học, sách tham khảo, công nghệ cũng được nhà trường trang bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học. 2. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế: Hiện nay, trong thực tế luyện đọc ở lớp 5, kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh chưa cao, các biện pháp luyện đọc diễn cảm chưa đáp ứng được yêu cầu, yêu cầu cần đạt mong đợi. Phần lớn giáo viên sử dụng các biện pháp truyền thống trong việc luyện đọc diễn cảm. 2 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 Một số giáo viên còn coi nhẹ việc rèn các kĩ năng đọc cho các em, chỉ dừng lại ở yêu cầu học sinh đọc thành tiếng, đọc to, chưa quan tâm đúng mức trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Về phía học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã theo dõi chất lượng đọc ở lớp 5A (lớp do tôi trực tiếp giảng dạy). Sau tuần học thứ 2, tôi tiến hành khảo sát việc đọc của học sinh. Kết quả khảo sát chất lượng đọc của học sinh, cụ thể như sau: Đọc to, rõ Đọc ê-a, phát Đọc đúng, Đọc diễn Lần Sĩ số ràng,hiểu nội âm sai chậm cảm dung bài 1 31 em 7 em 10 em 13 em 1 em Qua kết quả khảo sát trên và tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy: - Nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của môn học chưa đúng, các em thích học môn Toán hơn môn Tiếng Việt nên nhiều em còn ngại đọc bài và chưa có ý thức tự rèn đọc diễn cảm. - Do vốn từ ngữ của các em còn quá ít ỏi, chưa hiểu hết nghĩa các từ, cụm từ trong bài đọc nên dẫn đến khi đọc bài, các em ngắt nghỉ không đúng chỗ, chưa chú ý đến các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật như làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường điệu giọng để biểu đạt ý nghĩa tình cảm của tác giả gửi gắm trong bài đọc, nên nhiều lúc gây hiểu sai ý nghĩa của câu văn hay bài thơ. - Giọng đọc của học sinh còn nhỏ, nhiều em chưa nắm được nội dung của bài đọc nên khi đọc, tôi thấy các em chưa bộc lộ được cảm xúc của bài đọc qua giọng đọc hoặc nếu có thì chỉ mang tính chất bắt chước giáo viên hoặc bạn bè. Nắm rõ được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả đọc diễn cảm chưa cao, tôi đã nghiên cứu và đề ra các biện pháp khắc phục giúp nâng cao kĩ năng đọc tiến tới đọc diễn cảm cho học sinh. 3 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 II. Một số biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 1. Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị của giáo viên Mục tiêu: Giúp giáo viên cần xác định rõ, đúng yêu cầu cần đạt, chuẩn bị kĩ cho học sinh trước khi thực hiện dạy-học Cách thực hiện: - Khi soạn bài, tôi cần xác định được yêu cầu cần đạt của nội dung bài dạy, xác định rõ thể loại văn bản để tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó. tôi luyện đọc mẫu ở nhà, có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn. - Tìm hiểu kĩ nội dung bài để hiểu được các biện pháp nghệ thuật tác giả đã dùng, từ đó xác định cách đọc đối với từng đoạn, từng bài để thể hiện đúng tình cảm của từng bài. - Ngoài ra, tôi cũng dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài để đưa ra cách chữa lỗi. - Bên cạnh đó tôi tôi giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh chuẩn bị trước bài đọc ở nhà + Các em cần luyện đọc nhiều lần trước ở nhà. Tìm xem bài tập đọc có mấy đoạn, bao nhiêu câu (mấy khổ thơ). + Đọc kĩ phần giải nghĩa các từ ngữ ở cuối bài. + Tập trả lời miệng các câu hỏi về tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa, từ đó các em có thể nêu được nội dung bài tập đọc. + Tìm hiểu bài tập đọc thuộc thể loại gì (thơ hay văn xuôi). 2. Giải pháp thứ hai: Luyện đọc đúng, đọc lưu loát văn bản. Mục tiêu: Giúp học sinh luyện phát âm chuẩn, ngắt nghỉ giọng đúng dấu câu, câu dài, tốc độ đọc, ngữ điệu, cách thể hiện cử chỉ kết hợp với giọng đọc Cách thực hiện: 4 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 2.1. Luyện phát âm: Muốn học sinh đọc đúng, đọc ngắt giọng, nhấn giọng dẫn đến đọc diễn cảm, trước hết, tôi phải giúp các em phát âm chuẩn, đọc đúng loại câu, đúng ngữ điệu câu, hiểu nội dung bài, các em phải biết đặt mình vào vị trí của nhân vật, của tác giả. 2.2. Luyện ngắt giọng: Để học sinh đọc diễn cảm được hay và có sức lôi cuốn người nghe, người giáo viên không thể bỏ qua bước hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt nghỉ giữa các dòng thơ. * Ví dụ : Khi dạy bài: “ Đất nước ” - Tiếng Việt lớp 5 tập II. “ Trời xanh đây / là của chúng ta Núi rừng đây / là của chúng ta Những cánh đồng / thơm mát Những ngả đường / bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa.” Tuy những trường hợp có thể nói thơ là sự “phân vân” giữa nhạc và ý nên chỗ cần luyện ngắt nhịp là chỗ mà nhạc thơ theo tự nhiên và ý nghĩa - Ngữ pháp không khớp với nhau. Không phải bao giờ cũng ngắt nhịp theo ý. Có trường hợp phải ưu tiên cho nhạc. Ví dụ: Trong câu lục bát chỗ ngắt nhịp nhất thiết sẽ rơi vào sau tiếng thứ 6 của câu 8 tiếng nếu nó được gieo vần. * Ví dụ: Bài: “ Bầm ơi ” SGK Tiếng việt lớp 5 tập II. Mạ non bầm cấy mấy đon/ Ruột gan bầm lại thương con/ mấy lần. Mặc dù vậy cũng không nên cứng nhắc khi dạy ngắt giọng, giáo viên phải biết rằng trong cùng một câu lại có nhiều cách ngắt giọng. Vấn đề là giáo viên nên chọn cách ngắt giọng nào cho hay hơn, đặc biệt là ở các câu văn dài 5 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 * Ví dụ. Khi dạy bài: “ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ” SGK Tiếng việt 5 tập II. Chăm chỉ học tập/ giữ gìn vệ sinh/ rèn luyện thân thể/ thực hiện trật tự công cộng và an toàn giao thông/ giữ gìn của công/ tôn trọng tài sản của người khác/ bảo vệ môi trường. 2.3. Luyện về ngữ điệu: Cách chữa lỗi về ngữ điệu yếu: Hầu hết tất cả các bài văn xuôi hay thơ khi được đặt dấu câu ba chấm ( ) đọc đến đây chúng ta phải hạ giọng thấp hơn so với giọng đọc ban đầu. Dấu ba chấm ở đây chỉ sự ngập ngừng chưa nói hết thì phải đọc với ngữ điệu yếu. * Ví dụ. Khi đọc bài: “ Người công đân số một ” “ Đúng! Chúng ta cùng máu đỏ da vàng ” Cách chữa lỗi về ngữ điệu mạnh: Hầu hết các kiểu câu cầu khiến sẽ có những ngữ điệu mạnh hoặc trong một đoạn, ngữ điệu mạnh nêu bật những từ người ta muốn nhấn mạnh, đặc biệt là lúc này ngữ điệu mạnh trùng với trọng âm. Đúng ! Chúng ta là đồng bào. Cùng máu đỏ da vàng với nhau. Nhưng có khi nào nghĩ đến đồng bào không ? Cách chữa về lỗi thể hiện ngữ điệu xuống thấp: Thường dùng để kết thúc câu kể (câu tường thuật). Vì đường ranh giới câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng mà còn ở ngữ điệu kết thúc đi xuống. Nếu ta không hạ giọng ở cuối mỗi câu sẽ không tạo ra sự luân chuyển nhịp nhàng cao độ của các câu. Vì vậy khi đọc bị mệt và người nghe khó theo dõi. Ngoài ra, ngữ điệu xuống thường dùng để đọc lời tác giả trong những văn bản xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là khi lời tác giả lọt vào những lời nhân vật. Cách chữa lỗi về lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên giọng. Ví dụ: Có câm mồm không? phải cao giọng ở cuối câu. Tuy nhiên những câu hỏi kết thúc về ngữ khí thì không lên giọng. 6 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 Ví dụ: Chúa đã xơi “Mầm đá” chưa ạ ? 2.4. Luyện tập về tốc độ đọc: Để chữa lỗi về thể hiện tốc độ tôi hướng dẫn học sinh cụ thể như sau: Với câu cầu khiến đọc với giọng nài nỉ, yêu cầu. Ví dụ: “ Bây giờ cho người già xem cái chữ của cô giáo đi ! ”. Khi thể hiên câu văn sau trong bài “ Buôn Chư Lênh đón cô giáo ” Tiếng Việt 5 tập 1. Ôi chữ cô giáo này! nhìn kìa!. Học sinh đọc với giọng vui mừng pha lẫn chút ngạc nhiên. Khi đọc những văn bản có cảm xúc phấn khởi tự hào cần thể hiện tốc độ không quá chậm. Là một bài văn xuôi trữ tình, chan chứa cảm xúc cần phải được đọc chậm. Đọc với tốc độ chậm là chậm so với mức bình thường chứ không phải các em đọc chậm từng tiếng một, sẽ làm cho người nghe hiểu sai về nội dung văn bản. 2.5. Luyện tập về cường độ: Tôi tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng cường độ nghĩa là phải đọc đủ lớn để cho cả lớp có thể nghe được. Giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, thì các bạn sẽ không theo dõi được, và không thể sửa sai cách đọc cho các em được. 2.6. Luyện tập về cao độ: Như đã nêu ở phần cách chữa lỗi về ngữ điệu ở mỗi loại kiểu câu lại có một ngữ điệu lên, xuống khác nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: Có câu hỏi nhưng khi đọc không cần lên giọng ở cuối câu. Chẳng hạn khi đọc: Bầm ơi, có rét không Bầm? Đây là kiểu câu hỏi nhưng khi đọc ta không lên giọng ở cuối câu mà lại hạ giọng ở cuối câu. Vì đây là câu hỏi thể hiện sự trăn trở của người con nơi chiến trận đang nghĩ về người mẹ yêu quý của mình, một câu hỏi không cần có câu trả lời. Như vậy tùy thuộc vào từng văn bản cụ thể mà hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ. 7 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 3. Giải pháp thứ ba: Luyện đọc diễn cảm: Mục tiêu: Giúp học sinh nghe được mẫu và đọc diễn cảm theo mẫu có ngữ điệu kết hợp nét mặt thể hiện được lời nói nhân vật hay giọng kể chuyện. Cách thực hiện: 3.1. Cung cấp mẫu giúp học sinh nghe được âm thanh của bài đọc một cách cụ thể, từ đó có ý thức luyện tập theo mẫu. Để thực hiện tốt bước này, cần tuân thủ các yêu cầu: giọng đọc mẫu thể hiện chính xác các chỉ số âm thanh, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung bài đọc, phô diễn được cảm xúc mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc một cách sáng tạo. Tuy nhiên, để tăng hứng thú cho học sinh trong giờ học, chúng ta cần thể hiện mẫu bằng nhiều đối tượng hoặc phương tiện khác nhau (GV / HS khá giỏi / băng hình, băng tiếng, ). Khi đọc mẫu hoặc cung cấp mẫu, chúng ta lưu ý vị trí thích hợp để cả lớp theo dõi, quan sát mẫu tốt; cần tạo không khí học tập, tâm thế cho học sinh trước khi đọc mẫu 3.2. Phân tích các ngữ điệu, âm thanh của giọng đọc mẫu giúp học sinh hiểu rõ các yêu cầu trong giọng đọc mẫu một cách có ý thức, từ đó tránh bắt chước giọng đọc mẫu một cách máy móc. Khi dạy tôi quy định hệ thống kí hiệu đánh dấu các chỉ số âm thanh cụ thể của bài đọc (lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, ). Trong thực tế, chúng ta thường sử dụng hệ thống kí hiệu sau: (/ chỗ ngắt giọng), ( // chỗ ngừng giọng), ( chỗ lên giọng), ( chỗ xuống giọng), (= = chỗ đọc chậm), ( == chỗ đọc nhanh), (X chỗ nhấn giọng), ; nên chọn đoạn tiêu biểu - chứa các trường hợp khó đọc hoặc thể hiện cảm xúc, tư tưởng cao của tác phẩm Khi phân tích, chúng ta cần tổ chức lớp học bằng nhiều hình thức khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể lớp, và nên phân công các nhóm, các cá nhân từng nội dung cụ thể, yêu cầu từng nhóm thực hiện các nhiệm vụ khác nhau : ví dụ trên có thể phân chia : nhóm 1 : xác định cách ngắt nhịp / phát hiện, đánh dấu các từ ngữ cần nhấn giọng, lên giọng, xuống giọng, ; nhóm 2 : xác định tốc độ đọc câu; để 8 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 có cơ sở khoa học, việc phân tích cần gắn với việc tìm hiểu bài đọc (gắn với các câu hỏi: Vì sao tốc độ giọng đọc phải nhanh / chậm ? ) 3.3. Luyện theo giọng đọc mẫu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu. Bước này chiếm nhiều thời gian và được xem là trọng tâm của biện pháp luyện đọc theo mẫu. Cường độ luyện tập ở bước này cao giúp học sinh ghi nhớ và vận dụng tốt mẫu đã được nghe và phân tích. Để tránh nhàm chán đối với học sinh khi phải luyện tập nhiều, hình thức luyện tập cần phong phú (cá nhân, nhóm, thi đọc, đọc phân vai, đọc nối tiếp) 3.4. Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, về cách đọc của bài đọc giúp học sinh điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc. Ở bước này tôi thường cho học sinh trao đổi, tự đánh giá, nhận xét theo tổ, nhóm để thống nhất, chỉ ra những chỗ chưa đúng với yêu cầu từ đó sửa chữa để đọc tốt hơn. Tôi động viên, khuyết khích kịp thời để tạo động lực cho học sinh trong giờ đọc. Ngoài giờ tập đọc tôi còn chọn những câu chuyện hay, những bài thơ hay trong giờ đọc thư viện để hướng dẫn các em tạo hững thú cho các em yêu thích đọc sách. 4. Giải pháp thứ tư: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm theo đối tượng Mục tiêu: Giáo viên phải tùy theo trình độ của học sinh để rèn đọc diễn cảm cho học sinh. Cách thực hiện: Trong lớp giáo viên có thể chia làm 3 đối tượng rèn đọc cho học sinh. Đối tượng đọc nhanh trôi chảy: Rèn cho các em biết ngắt giọng và nhấn giọng ở những chỗ những từ cần thiết, nhất là những bài thơ hay câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến thể hiện được cảm xúc của mình khi đọc để người nghe cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn, thơ. Ví dụ bài: “ Hành trình của bầy ong ” Tiếng Việt 5 tập 1. Chắt trong vị ngọt / mùi hương Lặng thầm thay /những con đường ong bay 9 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 Trải qua mưa nắng vơi đầy Men trời đất / đủ làm say đất trời Bầy ong giữ hộcho người Những mùa hoa /đã tàn phai tháng ngày. Hay khi đọc bài thơ “ Hạt gạo làng ta ” Tiếng việt 5 tập1. Học sinh phải xác định được ngắt nhịp thơ theo nhịp 2/2 ở khổ thơ 1. Hạt gạo / làng ta Có vị / phù sa Của sông / Kinh Thầy Có hương / sen thơm Trong hồ /nước đầy Trong lời / mẹ hát Ngọt bùi / hôm nay Đối tượng đọc chưa lưu loát: Giáo viên phải gọi học sinh đọc nhiều lần hơn, yêu cầu các em ngắt nghỉ đúng chỗ dấu chấm, dấu phẩy và đọc rõ ràng mạch lạc ở những câu kể. Hay câu hỏi đọc dễ biểu cảm hơn rồi nâng dần biết đọc ngắt cụm từ cho người nghe hiểu được ý nghĩa của câu. Ví dụ: Khi đọc câu: “ Lão thích nhà văn Đức hơn lời chào của người Đức chăng ?” đọc cao giọng về cuối câu. Học sinh biết đọc ngắt các cụm từ trong câu văn ở một đoạn văn. Ví dụ: “ Nhụ đi / và sau đó / cả nhà sẽ đi. Đã có một làng Bạch Đằng Giang do những người dân chài lập ra ở đảo Mõm Cá Sấu. Hòn đảo đang bồng bềnh đâu đó/ ở mãi phía chân trời ”. Đối tượng đọc còn ấp úng: Giáo viên cần rèn cho các em đọc trôi chảy, và rèn đọc nhiều lần trong các tiết học. 5. Giải pháp thứ 5: Xây dựng nhóm đọc Mục tiêu: Xây dựng điển hình về đọc đúng, đọc diễn cảm trong học sinh. 10 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 Cách thực hiện: Học sinh học bạn gần gũi hơn học thầy chính vì vậy mà giáo viên cần có kế hoạch các em tự học tập cách đọc của nhau và rèn cho nhau trong giờ học. Xây dựng các nhóm tự rèn đọc cho nhau mỗi nhóm có 1, 2 em đọc diễn cảm tốt để các em kèm cặp rèn đọc cho bạn kể cả 15 phút đầu giờ. Nhằm nhân điển hình đọc diễn cảm trong lớp. III. Kết quả đạt được Sau một thời gian thực nghiệm các biện pháp như đã trình bày, với tất cả sự tâm huyết của mình bản thân tôi đã tìm tòi, tự học, tự đúc rút kinh nghiệm dần dần khắc phục các tồn tại của lớp và của chính bản thân trong việc dạy đọc cho học sinh nên đã thu được một số kết quả rất tốt Các em học sinh rất hứng thú trong giờ tập đọc và đọc diễn cảm được ở tất cả các bài Tập đọc. Các văn bản nghệ thuật được nhiều em đọc hay, hấp dẫn. Các em biết mạnh dạn hơn, biết tìm giọng đọc đúng ngữ điệu, sắc thái, lời nhân vật. Biết nhận xét bạn để cùng tìm giọng đọc của bài, của đoạn. Các em thêm yêu thơ văn, có kĩ năng đọc diễn cảm bằng lời tương đối tốt, biết dùng từ ngữ, hình ảnh chọn lọc để viết đoạn văn, bài văn hay. 2. Kết quả sau khi thực nghiệm BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Đọc to, rõ Đọc ê-a, phát Đọc đúng, Đọc diễn Lần Sĩ số ràng,hiểu nội âm sai chậm cảm dung bài 1 31 em 7 em 10 em 13 em 1 em 2 31 em 0 em 2 em 15 em 14 em 11 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 IV. Kết luận: Muốn nâng cao kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, trước hết người thầy phải có năng lực sư phạm, giọng đọc của thầy phải chuẩn, hay có sức cuốn hút học sinh. Chính khâu rèn đọc thì việc đọc mẫu của thầy giáo ảnh hưởng không nhỏ đối với các em. Các em lắng nghe chú ý theo dõi giọng đọc của thầy coi đó là thước do chuẩn mực để học tập, so sánh, đánh giá với giọng đọc của mình. Vì vậy, bản thân tôi phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ thầy đọc, nói , viết, phải hết sức chuẩn mực. Với những biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh mà tôi đã áp dụng và đạt được kết quả như đã nêu trên, tôi thấy rằng để đạt được hiệu quả giờ lên lớp, học sinh đọc hay, đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên phải đọc diễn cảm. Bản thân mỗi giáo viên phải tích cực khắc phục những hạn chế về kĩ năng đọc của mình, thường xuyên luyện đọc diễn cảm để hướng dẫn học sinh đọc tốt. Khi dạy đọc cho học sinh, phải hết sức chú ý việc chữa lỗi phát âm cho học sinh, về cách ngắt giọng, về ngữ điệu, tốc độ đọc, cường độ, cao độ, Sử dụng nhiều biện pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh theo các bước: Cung cấp mẫu, giúp học sinh tri giác các chỉ số âm thanh của bài đọc một cách cụ thể, từ đó có ý thức luyện tập theo mẫu. Phân tích các chỉ số âm thanh của giọng đọc mẫu giúp học sinh hiểu rõ các yêu cầu trong giọng đọc mẫu một cách có ý thức, từ đó tránh bắt chước giọng đọc mẫu một cách máy móc. Luyện theo giọng đọc mẫu giúp học sinh rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm theo định hướng của mẫu. Bước này chiếm nhiều thời gian và được xem là trọng tâm của biện pháp luyện đọc theo mẫu. Nhận xét, sửa chữa, điều chỉnh, khái quát hóa về cách đọc của bài đọc giúp học sinh điều chỉnh, sửa chữa, ý thức sâu sắc về cách đọc diễn cảm bài đọc. 12 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai
- Một số giải pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 V. Đề xuất, kiến nghị: Về phía nhà trường tôi đề xuất tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như: Thi đọc diễn cảm, thuyết trình văn học, thi kể chuyện, thi dẫn chương trình, để các em có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau và phát huy năng lực sẵn có. Nhân rộng những biện pháp nâng cao chất lượng đọc diễn cảm tại các khối lớp trong nhà trường Đối với Phòng Giáo dục& Đào tạo tôi kiến nghị mở thêm nhiều chuyên đề với nội dung sinh hoạt về kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng đọc diễn cảm, để giáo viên có cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đề xuất với những biện pháp của tôi đã trình bày được nhân rộng tại các trường bạn để cùng chung tay giáo dục chất lượng đọc diễn cảm cho các em. Đại Lai, ngày 02 tháng 11 năm 2021 GIÁO VIÊN Đoàn Thị Quế 13 Giáo viên: Đoàn Thị Quế Trường Tiểu học Đại Lai